Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Danh mục nội dung
1. Người bệnh điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm không chỉ là insulin?
Gần đây, người bệnh lựa chọn điều trị bằng phương pháp tiêm ngày càng tăng, không chỉ loại thuốc mà số lần tiêm và dụng cụ tiêm cũng rất đa dạng, do đó có thể đáp ứng việc điều trị phù hợp với tình trạng và lối sống của bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, khi nhắc đến điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm, nhiều người thường liên tưởng đây là “phương pháp điều trị khi bệnh đã tiến triển khá nặng” và “một khi đã thực hiện thì không thể dừng lại”.
Mục tiêu của điều trị tiểu đường là ngăn ngừa các biến chứng. Vì vậy, điều quan trọng là kiểm soát tốt mức đường huyết từ giai đoạn ban đầu của bệnh. Bắt đầu điều trị tiều đường bằng phương pháp tiêm vào thời điểm thích hợp có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu. Ngoài ra, khi việc kiểm soát được cải thiện tốt nhờ điều trị, có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
Biết cách lựa chọn phương pháp điều trị là bước đầu tiên để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
2. Thuốc tiêm
Các thuốc ngoài insulin (chất đồng vận thụ thể GLP-1)
– GLP-1 vốn là một hormon có trong cơ thể chúng ta, khi chúng ta ăn, hormon này được tiết ra từ ruột non và có chức năng hạ thấp lượng đường trong máu tăng lên sau khi ăn xong.
– Chất đồng vận thụ thể GLP-1 là một loại thuốc GLP-1 từ bên ngoài vào cơ thể.
– Thuốc được sử dụng cho những người đang được điều trị bằng thuốc uống và những người mới bắt đầu dùng thuốc giảm lượng đường huyết.
Insulin
– Tiêm insulin là phương pháp điều trị bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể.
– Phương pháp này được sử dụng khi chức năng của tuyến tụy bị suy yếu, lượng tiết insulin giảm hoặc khi chức năng của insulin giảm.
– Có loại thuốc insulin tác dụng nhanh có hiệu quả ngay lập tức, loại insulin tác dụng kéo dài, loại trung gian giữa loại tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài,…tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh tiểu đường mà lựa thuốc tác dụng phù hợp.
3. Số lần tiêm
Mỗi tuần một lần
Tiêm cố định vào cùng một ngày trong tuần
→ Thuốc tiêm là chất đồng vận thụ thể GLP-1
Mỗi ngày một lần
Vào buổi sáng hoặc buổi tối, hoặc vào bữa ăn bệnh nhân ăn nhiều nhất trong ngày.
→ Thuốc tiêm có thể là chất đồng vận thụ thể GLP-1 hoặc insulin.
Hai lần một ngày
Thuốc tiêm hai lần vào thời gian khác nhau trong ngày, chẳng hạn như một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
→ Thuốc tiêm có thể là chất đồng vận thụ thể GLP-1 hoặc insulin.
Hơn ba lần mỗi ngày
Thuốc tiêm hơn ba lần một ngày, tập trung vào thời điểm bệnh nhân ăn các bữa ăn vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.
→ Thuốc tiêm này là insulin.
4. Các loại dụng cụ tiêm
Ống tiêm
Bơm thuốc từ lọ (vial) vào ống tiêm và tiêm
→ Loại ống tiêm này có thể sử dụng với chất đồng vận thụ thể GLP-1 và insulin.
Bút tiêm
Có loại bút tiêm đã chứa thuốc, và có loại bút tiêm riêng kèm theo lọ thuốc được sử dụng nhiều lần tiêm.
→ Loại bút tiêm này có thể sử dụng với chất đồng vận thụ thể GLP-1 và insulin.
Bơm tự động
Khi nhấn nút thì liều thuốc sẽ tự động được tiêm vào cơ thể. Loại bơm tự động được sử dụng hết một lần.
→ Loại bơm tự động này có thể sử dụng với chất đồng vận thụ thể GLP-1.
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)