Tiểu đường có ăn được mật ong không?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng kị sẽ dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa, chữa trị, kiểm soát lượng đường huyết. Mật ong là 1 trong các thức uống rất tốt cho sức khỏe. Vậy tiểu đường có ăn được mật ong không? Hay tiểu đường có nên kiêng mật ong?

1. Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe con người

Đối với những người bình thường không bị bệnh tiểu đường thì việc mỗi ngày đều dùng mật ong là rất tốt đối với cơ thể, giúp bổ sung sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa một số loại bệnh. Tuy nhiên việc uống mật ong với tần suất liên tục sẽ dẫn tới bị bệnh tiểu đường.

Tiểu đường có ăn được mật ong không 1
Tiểu đường có ăn được mật ong không

Trong thành phần của mật ong có chứa tầm 80% đường fructose, đường glucose, mantose, và nhiều axit amin, khoáng vi lượng, enzym… Theo quan điểm của y học cổ truyền thì mật ong có công dụng ích khí, nhuận táo, bổ dưỡng, phòng chống mệt mỏi, đặc biệt còn giảm đau, giải độc. Những người bình thường sử dụng rất tốt, chỉ kiêng uống mật ong khi có đờm nóng, bụng trướng và ỉa chảy.

Đối với người bình, khi mỗi ngày uống một lượng phù hợp từ khoảng 30-50gram mật ong sẽ giúp cho cơ thể khỏe khoắn hơn, da dẻ cũng hồng hào hơn. Mật ong khi pha trộn cùng với bột tam thất ăn khoảng 1 bữa 1 chén nhỏ 50 gram sẽ giúp hồi phục sức khỏe sau ốm hoặc phẫu thuật. Khi bạn bị cảm cúm chỉ cần uống 1 cốc nước chanh và mật ong, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Trường hợp bệnh nhân ho, tẩm chanh với mật ong, cắt miếng ngậm có tác dụng khá hiệu quả.

2. Tiểu đường có ăn được mật ong không?

Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường thuộc loại bệnh bị rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, protein và mỡ làm cho lượng đường huyết có trong máu nằm ở mức cao gây phá hủy các mạch máu nuôi dưỡng cơ quan bên trong cơ thể như: tim mạch hoặc thận, mắt hay dây thần kinh dẫn tới các biến chứng như suy thận, mù lòa hay hoại tử chi… Chính vì thế, bạn nên hạn chế nạp ăn uống các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Đặc biệt, mật ong thuộc trong các thực phẩm đó.

Tiểu đường có ăn được mật ong không 2
Bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế uống mật ong

Nhiều bệnh nhân thắc mắc tiểu đường có ăn được mật ong không? Các bác sĩ không khuyên bệnh nhân tiểu đường dùng mật ong. Nhưng, cũng không có nghĩa là kiêng kị hoàn toàn. Một vài trường hợp cần bổ sung đường glucose vào các khẩu phần ăn mỗi ngày thì cần giữ chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân, có thể dùng một lượng nhỏ mật ong.

Đối với trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê, thì mật ong còn là một phương thức quý. Cho bệnh nhân uống 1 ít mật ong sẽ cấp cứu nhanh, giúp tăng lượng đường huyết trong máu, và hạn chế được các hậu quả nghiêm trọng do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều gây ra. Cách làm này vừa đơn giản lại rất tiện lợi mà gia đình và người bệnh đái tháo đường cần ghi nhớ.

3. Những lưu ý trong việc ăn uống đối với người bị bệnh tiểu đường

Sau khi nắm rõ vấn đề “tiểu đường có ăn được mật ong không?” thì người bệnh đái tháo đường cũng cần phải lên thực đơn khoa học để đảm bảo ổn định đường huyết trong máu, giảm liều thuốc cần dùng, phòng ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ:

– Chia khẩu phần ăn ra thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Tiểu đường có ăn được mật ong không 3
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống

– Bệnh nhân cần ăn uống điều độ, đúng giờ, không được để ăn quá đói và cũng không được để ăn quá no.

– Bạn cũng nên áp dụng từ từ thực đơn mới cũng như khối lượng các bữa ăn.

Bên cạnh đó người bệnh không được lười vận động, ngồi 1 chỗ cả ngày. Bạn hãy dành tầm 30 – 45 phút để tập thể dục mỗi ngày, luyện tập các môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Đây chính là phương pháp cực kỳ tốt giúp hạn chế xuất hiện những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường có thể lên thực đơn ngay từ bây giờ. Chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường cần dựa trên nguyên tắc các thực phẩm nên ăn và không nên ăn để đảm bảo dinh dưỡng mà không lo vấn đề tăng đường huyết.

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Loại bỏ chất béo và có thể cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Các nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD)...
Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK), 1/3...
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Từ lâu quả sầu riêng đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều...
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là tình trạng hiệu quả của...
Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch
Bệnh nhân tiểu đường có thể lo lắng khi đi du lịch xa, có...
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường dễ dàng xảy ra do...
Loại bỏ chất béo và có thể cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường