3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả

Cỡ chữ:
A A
Vận động thể lực hàng ngày là thói quen tốt, giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường. Bài tập dành cho người tiểu đường vừa có hiệu quả giảm cân, xả stress lại vừa có khả năng kiểm soát mức đường glucose máu.

1. Tập luyện – chìa khóa vàng cho bệnh nhân tiểu đường

Giúp ổn định đường huyết

Trong quá trình luyện tập, glucose được chuyển đến cơ bắp tạo năng lượng. Điều này khiến cho nồng độ glucose trong máu giảm xuống, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Đối với từng tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể lựa chọn bài tập dành cho người tiểu đường phù hợp với mình, nên tư vấn với bác sĩ điều trị để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch

Tập luyện hàng ngày có ảnh hưởng tích cực đến cholesterol, đường huyết và huyết áp. Vì thế giúp người bệnh giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh tim mạch dẫn đến tử vong ở bệnh nhân tiểu đường, ngăn ngừa triệu chứng bệnh.

Là phương pháp giảm cân cho người tiểu đường

Với người tiểu đường tuýp 2, tập luyện có thể làm giảm lượng mỡ trong cơ thể, kiểm soát tốt cân nặng. Giảm cân có thể làm giảm độ nhạy cảm insulin và cải thiện hiệu quả chức năng tiết insulin từ tuyến tụy trong cơ thể.

Tình thần thoải mái, sống khỏe mạnh

Trong quá trình luyện tập, hormone endorphin được giải phóng tạo cảm giác thoải mái, giúp tinh thần phấn chấn. Sự lạc quan, yêu đời sẽ giúp bệnh nhân ăn uống tốt hơn, có cái nhìn lạc quan về căn bệnh mình đang gặp phải, tác dụng tốt tới việc chữa bệnh.

Bài tập dành cho người tiểu đường 1
Tập luyện giúp yêu cuộc sống, yêu đời (ảnh: internet)

cta kiến thức tiểu đườngBệnh nhân hãy tham khảo ngay các Bài tập yoga cho người tiểu đường

2. Ba nhóm bài tập dành cho người tiểu đường

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mọi người chỉ cần tập luyện 30 – 45 phút đều đặn mỗi ngày là có thể thấy được sự cải thiện rõ rệt về vóc dáng lẫn sức khỏe. Đặc biệt với người bệnh tiểu đường, luyện tập có vai trò chủ chốt trong quá trình chữa trị, có 3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường mà bệnh nhân có thể lựa chọn và thay đổi thích hợp.

Nhóm bài tập thể lực

Tác động tốt tới tim mạch và xương, giảm stress, giúp tuần hoàn máu.

– Đi bộ

Đây là bài tập đơn giản và dễ dàng nhất cho người bệnh. Bệnh nhân có thể tập trong nhà, ngoài công viên, bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào. Nên duy trì 30 – 60 phút mỗi lần, sẽ cải thiện tốt tình trạng bệnh của bạn.

– Khiêu vũ

Có rất nhiều câu lạc bộ khiêu vũ, nhảy múa dành cho người già và người trung niên, những người thường gặp ở bệnh tiểu đường. Việc tập luyện này giúp nâng cao tinh thần và sức khỏe. Với những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại có thể thử với các bài tập nhảy với ghế (chair dancing), ai cũng có thể luyện tập. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, người bệnh có thể tiêu hao trên dưới 150 calo, rất đơn giản, dễ dàng mà lại cực kỳ hiệu quả

– Bơi lội

Bộ môn bơi lội là một môn thể thao giúp người tập luyện có thể thư giãn và rèn luyện sức khỏe rất tốt, tập mỗi lần ít nhất 20 phút là có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Bài tập dành cho người tiểu đường 2
Người bệnh có thể lựa chọn  bơi lội để cải thiện sức khỏe của mình (ảnh: internet)

– Lưu ý từ nhóm bài tập thể lực này:

+ Tập ít nhất 5 ngày/tuần và mỗi lần dành ít nhất 30 phút.

+ Cường độ tập vừa phải, có thể phân chia thành các bài tập nhỏ

Nhóm bài tập cơ bắp

Bài tập giúp cải thiện insulin, hỗ trợ cơ xương và giảm glucose máu.

– Bài tập với tạ

Những bài tập thể hình này mang lại hiệu quả cao cho việc kiểm soát glucose máu, đây cũng là sự bổ sung cần thiết cho nhóm bài tập thể lực ở trên. Có thể đến phòng tập hay mua thiết bị (chủ yếu là tạ tay) để tự tập luyện tại nhà. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh tập ít nhất 2 buổi mỗi tuần không thể khiến bạn trở nên vạm vỡ nhưng sẽ có tác động tốt tới sức khỏe, tăng cường trao đổi chất và làm các nhóm cơ khỏe hơn. Đây cũng chính là tiền đề giúp bạn lạc quan, sống vui khỏe với căn bệnh tiểu đường.

Bài tập dành cho người tiểu đường 3
Tập tạ với cường độ vừa phải (ảnh: internet)

– Lưu ý từ các nhóm bài tập cơ bắp:

+ Tập với cường độ vừa phải, ít nhất 2 ngày/ tuần.

+ Bệnh nhân nên nhờ sự tư vấn chuyên gia để nhận những lời khuyên cụ thể về sức khỏe của mình và những bài tập cơ bắp.

Nhóm bài tập co giãn

Nhóm bài tập này làm tăng độ linh hoạt ở khớp, ngăn ngừa cứng khớp, giúp giảm nguy cơ chấn thương trong các hoạt động khác

– Nên tuân theo những chỉ dẫn dưới đây khi tập giãn cơ hoặc thực hiện bất cứ bài tập linh hoạt nào

+ Co giãn vừa phải, với mức độ chịu đựng của mình, tạo cảm giác nhẹ nhàng thư thái

+ Giữ một lần co giãn đều đặn trong khoảng 5 – 15 giây

+ Đối với các bài tập căng cơ động (nâng cao đùi, gót chạm mông) nên giữ các di chuyển của bạn liền mạch

+ Hít thở thật sâu và chậm rãi khi bạn giãn cơ

+ Không được bật nảy hoặc nhảy nhót khi bạn đang giãn cơ

+ Thả lỏng cơ thể

+ Tập 5 – 10 phút giúp cơ thể khởi động và sẵn sàng cho các bài tập hoạt động thể chất khác như đi bộ hoặc bơi lội. Có thể tập trước hoặc sau các bài tập.

– Bài tập cân bằng

+ Bài tập cân bằng này rất quan trọng với người lớn tuổi, xây dựng sự cân bằng giúp bạn duy trì sự ổn định trên bàn chân, có thể giảm nguy cơ bị té ngã và bị thương.

+ Người bệnh có thể lựa chọn các dạng như: đi bộ ngược lùi hoặc nghiêng bên, đứng trên một chân trong một khoảng thời gian nhất định, đi bộ chạm từ gót chân đến ngón chân trên một đường thẳng, đứng lên từ một vị trí ngồi,..

+ Việc huấn luyện nửa dưới cơ thể và tăng cường sức mạnh cơ bắp cốt lõi cũng giúp cải thiện sự cân bằng.

Bài tập dành cho người tiểu đường 4
Người cao tuổi thường xuyên tập những bài tập cân bằng giúp giảm nguy cơ bị té ngã (ảnh: internet)

– Thái cực quyền

Thái cực quyền là một môn võ thuật có những động tác nhẹ nhàng, thư thái, giúp đầu óc thư giãn, kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Nghiên cứu khoa học chỉ ra những người phụ nữ tập luyện môn võ này thường xuyên sẽ có tình trạng sức khỏe tốt hơn nhiều so với những người không tập.

– Yoga

Yoga giúp tăng cường sự dẻo dai, cân bằng và sức mạnh, đặc biệt yoga cực tốt cho người tiểu đường. Tập yoga giúp người bệnh cải thiện chức năng thần kinh, giải tỏa căng thẳng. Yoga làm giảm chứng thèm ăn ngọt ở bệnh nhân, từ đó giúp ổn định lượng đường huyết.

Bài tập dành cho người tiểu đường 5
Bài tập yoga giúp kiểm soát đường máu tốt (ảnh: internet)

cta kiến thức tiểu đườngHỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng các: Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường

3. Tập luyện an toàn và đem lại hiệu quả

Phương pháp tập luyện thể dục thể thao ở người tiểu đường rất đơn giản, thư giãn và vui vẻ. Tuy nhiên, những người lớn tuổi cần có một số lưu ý sau để tránh chấn thương khi tập luyện.

Những lưu ý khi tập luyện để tránh chấn thương

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện và lựa chọn bài tập

– Không tập luyện khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh

– Bổ sung đủ nước, trước, trong và sau khi tập luyện

– Lập tức ngừng tập khi có những biểu hiện choáng váng, thấy kiệt sức

– Thường xuyên đo glucose máu để có những điều chỉnh bài tập phù hợp

– Lựa chọn giày thích hợp

Người bệnh tiểu đường cần có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế tác hại của bệnh xuống mức thấp nhất. Kết hợp những bài tập dành cho người tiểu đường có thể hạn chế bệnh nhân dùng thuốc để chữa trị.

Bạn đang xem bài viết:3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả tại Chuyên mục Tập luyện và giữ gìn sức khỏe

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm sẽ hỗ trợ bệnh nhân...
Trái cây tốt hay xấu đối với bệnh tiểu đường?
Phần lớn mọi người luôn chú ý đến việc ăn rau củ nhưng thường...
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Hiểu được chỉ số Glycemic index và chỉ số glycemic load là gì sẽ...
Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Bệnh tiểu đường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” đồng thời nằm...
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến mọi người trở nên ngại tập luyện...
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở...
Bạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
Trái cây tốt hay xấu đối với bệnh tiểu đường?
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường