Khi nào được chẩn đoán là tiểu đường?
Một người chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi được xác nhận là có mức đường huyết cao. Để kiểm tra lượng đường trong máu, những người bị nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường sẽ phải tiến hành một thử nghiệm gọi là: “thử nghiệm dung nạp glucose”. Người tiến hành kiểm tra sẽ đưa cho bạn uống 75 gam chất lỏng hòa tan glucose (thêm tải glucose vào cơ thể), để theo dõi những thay đổi lượng đường trong máu, từ đó xác định bệnh tiểu đường. Việc kiểm tra sẽ được đánh giá bởi các tiêu chí. Khi lượng đường máu ở gần ngưỡng giới hạn nguy hiểm thì xét nghiệm được thực hiện hai lần để kiểm tra độ chính xác.
Ngoài chẩn đoán bằng chỉ số đường huyết, nó có thể được chẩn đoán bằng giá trị xét nghiệm HbA1c. HbA1c là giá trị kiểm tra lượng đường máu trung bình trong thời gian 1 – 2 tháng qua kể từ thời điểm kiểm tra. Ngay cả khi lượng đường trong máu ở mức bình thường tại thời điểm kiểm tra, nhưng chỉ số HbA1c cao (lượng đường trong máu đã duy trì tình trạng cao trong vòng 1 – 2 tháng qua) thì có thể đó là dấu hiệu chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Tiêu chí đánh giá khi kiểm tra “thử nghiệm dung nạp glucose”:
– Đáp ứng một trong hai hoặc cả hai trường hợp: lượng đường trong máu khi đói ở mức 126 mg/dL, lượng đường trong máu sau 2 giờ dung nạp glucose ở mức ≥ 200 mg/dL thì sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
– Lượng đường trong máu khi đói ở mức dưới 110 mg/dL và lượng đường trong máu sau 2 giờ dung nạp glucose ở mức < 140 mg/dL thì được đánh giá là bình thường.
– Khi không thuộc hai loại trên thì bạn sẽ được chẩn đoán ở giai đoạn tiền tiểu đường, “mức ranh giới”.