Chỉ số đường huyết của gạo lứt

Cỡ chữ:
A A
Nên sử dụng gạo lứt thay gạo thường do chỉ số đường huyết của gạo thường cao hơn nhiều chỉ số đường huyết của gạo lứt. Có thể kết hợp loại thực phẩm này với thực đơn hàng ngày để phòng chống và ngăn ngừa căn bệnh tiểu đường _mối nguy hiểm của toàn cầu.

1. Tiểu đường đang trở thành mối đe dọa tới sức khỏe con người

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 180 triệu người bị bệnh tiểu đường và trung bình hằng năm có trên 1 triệu người chết do căn bệnh này. Tiểu đường gây nên các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết đột ngột, đường huyết quá cao dẫn đến tình trạng hôn mê. Nếu không được đi cấp cứu kịp thời thì sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Và các biến chứng mãn tính càng nghiêm trọng hơn, tác động trực tiếp đến mắt, biến chứng về tim mạch, thần kinh, thận, xương, biến chứng nhiễm trùng,… Đều là những cơ quan quan trọng của cơ thể.

Chỉ số đường huyết của gạo lứt 1
Bệnh tiểu đường có những biến chứng nghiêm trọng về tim mạch và nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.

Tính đến thời điểm năm 2018, Việt Nam cũng có khoảng hơn 6 triệu người dân bị bệnh tiểu đường, đây là một căn bệnh mãn tính nhưng có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Theo những nghiên cứu về thực đơn hằng ngày đối với người bệnh tiểu đường, chuyên gia khuyến cáo:

– Lượng chất xơ trong khẩu phẩn ăn

+ Lượng chất xơ tối thiểu:  Trong khẩu phần lượng chất xơ ăn phải đảm bảo 14g cho 1.000 calo tiêu thụ.

+ Lượng chất xơ cho nam giới và nữ giới:  Nam giới cần khoảng 30 – 38g chất xơ/ mỗi ngày, nữ giới cần khoảng 25-30g/ ngày từ các loại thực phẩm toàn phần.

Chỉ số đường huyết của gạo lứt 2
Nên ăn nhiều chất xơ trong các bữa ăn: rau, củ, quả.

– Thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng

Một loại thực phẩm dinh dưỡng được bác sĩ khuyên dùng có thể sử dụng thay thế thực đơn thường nhật là gạo lứt. Gạo lứt có thể sử dụng thay gạo thường vì chỉ số đường huyết của gạo lứt thấp hơn gạo thường.

2. Chỉ số đường huyết của gạo lứt ở mức trung bình

Theo bảng chỉ số đường huyết thực phẩm chuẩn, chỉ số đường huyết của gạo lứt dao động trong khoảng từ 56 – 69. Gạo lứt chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải, chứa nhiều thành phầm dinh dưỡng, có thể thay thế một số loại thực phẩm chính trong bữa ăn.

Những lợi ích mang lại từ việc sử dụng gạo lứt:

– Không những tăng cường sức khỏe, hỗ trợ trí nhớ mà còn có khả năng điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu

Lượng hemoglobin trong lớp cùi của hạt gạo lứt được chuyển hóa thành glycosyl-hóa, cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, gạo lứt chứa các vitamin nhóm B, và các chất kháng oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể.

– Tác dụng ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường

+ Giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch: Gạo lứt chứa các chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3, inositol hexaphosphate(IP6)…Là các chất có tác dụng phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, giảm lượng triglyceride, tăng HDL cholesterol tốt, tăng bài tiết chất béo…

Coenzyme Q10 mang lại tác động tích cực đối với áp suất máu và cholesterol, cải thiện những chức năng của cơ tim, ổn định nhịp tim, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, tai biến tim mạch.

+ Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng enzim và lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt kích thích quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.

+ Tăng cường hệ miễn dịch: Sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng quan trọng giúp hệ miễn dịch kháng vi khuẩn, vi rút, phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa.

+ Cải thiện chức năng gan: Gạo lứt giúp giải độc cho cơ thể. Acid alpha Lipioc là tác nhân nhằm tinh lọc gan khỏi ngộ độc bởi các chất hóa học. Acid alpha Lipioc được mở rộng điều trị xơ gan, ngộ độc kim loại nặng, nấm độc…

+ Xương và răng chắc khỏe: Do giàu magie một khoáng chất cải thiện hệ xương khớp. Bổ sung magie sẽ giúp ngăn ngừa viêm khớp và các loại bệnh khác liên quan.

Chỉ số đường huyết của gạo lứt 3
Gạo lứt mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

3. Có thể bạn chưa biết?

Con số thống kê

– Chữa bệnh: 87% người bị bệnh tiểu đường thuyên giảm bệnh sau 1 năm điều trị bằng phương pháp tự nhiên này.

– Ngăn ngừa:  Những người dùng gạo lứt làm thực đơn bữa ăn từ 1-2 ngày trong tuần có thể giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Kết hợp gạo lứt với các thực phẩm khác sử dụng cho cuộc sống thường ngày

– Trà gạo lứt

– Gạo lứt muối mè

– Sữa gạo lứt

– Thực đơn bữa ăn kết hợp với rau củ quả

Chỉ số đường huyết của gạo lứt 5
Chỉ số đường huyết của gạo lựt thấp là thực phẩm được khuyến khích  kết hợp làm món ăn hàng ngày

Lưu ý khi sử dụng đối với người bị bệnh tiểu đường

– Không ăn gạo lứt trong thời gian dài: 3-4 lần trong tuần là thích hợp nhất.

– Chọn gạo lứt có xuất xứ uy tín: sạch và không chứa chất hóa hoc.

– Sơ chế gạo: Không ngâm gạo quá lâu trong nước, vo gạo không cần quá sạch mất đi chất dinh dưỡng trong gạo lứt.

– Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ đến lên kế hoạch thực đơn hằng ngày.

– Đọc kĩ và làm theo đúng những phương pháp sử dụng gạo lứt.

+Trà: Phải lọc ngay lấy nước khỏi bã

+ Nhai thật kĩ gạo lứt để không bị chướng bụng.

Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình, xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hằng ngày hợp lý dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ số đường huyết của gạo lứt xếp loại trung bình, người tiểu đường có thể xếp loại thực phẩm này vào thực đơn điều trị bệnh tiểu đường, nhưng nên chú ý kĩ hơn về cách dùng của nó.

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của tiếng cười, các...
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Vitamin D có tác dụng thúc đẩy hấp thụ canxi trong cơ thể, giúp...
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một cuộc khảo sát theo dõi khoảng 86.000 người Nhật trong 20 năm đã...
Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường
Một nghiên cứu đã đưa ra rằng bóng đá là phương pháp vận động...
Cải thiện bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống theo ‘kiểu tập trung bữa sáng’
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có thể cải thiện bệnh tiểu đường...
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Một loạt các nghiên cứu đã được công bố về việc nếu ăn những...
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường
Cải thiện bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống theo ‘kiểu tập trung bữa sáng’
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường