Khuyến cáo kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Danh mục nội dung
Tình trạng bệnh nhân mắc huyết áp cao đang nằm ở mức báo động
Theo điều tra “NIPPON DATA 2010” số người mắc huyết áp cao ở Nhật Bản đã tăng tới 43 triệu người, trong số đó, chỉ có 57% đang được điều trị (tương đương 24,5 triệu người) và 50% kiểm soát tốt huyết áp ở mức an toàn dưới 140/90 mmHg (tương đương 12 triệu người).
Tại Việt Nam, theo kết quả của điều tra Dịch tễ học năm 2018 tại 8 tỉnh đại diện cho các vùng miền trên toàn quốc, 47,3% những người trên 25 tuổi (tương đương gần 20,8 triệu bệnh nhân) bị huyết áp cao. Trong gần 21 triệu bệnh nhân bị huyết áp cao, có 17,7% kiểm soát huyết áp ở mức dưới 140/90mmHg; 38,9% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh; 4,3% bệnh nhân biết mình có bệnh nhưng không điều trị và số người còn lại không kiểm soát tốt huyết áp mục tiêu.
Huyết áp cao tác động gây tăng nguy cơ tử vong do bệnh đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim lên gấp nhiều lần và khiến người bệnh phải phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc điều dưỡng. Ngoài ra, khi bị huyết áp cao, người bệnh dễ mắc bệnh suy thận và suy giảm chức năng nhận thức.
Huyết áp cao được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng của huyết áp cao rất khó nhận biết. Số người mắc bệnh sẽ trở thành gánh nặng phúc lợi xã hội và tăng chi phí y tế. Huyết áp cao bị tác động bởi thói quen sinh hoạt của mỗi cá nhân và điều này lại phụ thuộc vào nền tảng xã hội.
Hiệp hội cao huyết áp Nhật Bản đã nhấn mạnh rằng: “Phương pháp đối phó tình trạng huyết áp cao không chỉ đơn giản bằng cách phát triển chẩn đoán và điều trị. Các biện pháp phòng chống huyết áp cao cần được phổ biến rộng rãi tới phạm vi toàn xã hội”.
Người bệnh tiểu đường cần chú trọng kiểm soát huyết áp
Người bệnh tiểu đường là đối tượng dễ có xu hướng bị huyết áp cao, có khoảng 40~60% bệnh nhân tiểu đường bị huyết áp cao và cả hai bệnh này đều tiến triển âm thầm khiến bệnh nhân có khả năng dẫn đến tử vong.
Khi tăng huyết áp nhẹ, bệnh nhân tiểu đường cần tích cực điều trị vì huyết áp cao là yếu tố tác động khiến xơ vữa động mạch dễ xảy ra hơn, bên cạnh đó đây còn là yếu tố đẩy nhanh các biến chứng bệnh tiểu đường. Vì thế, kiểm soát tăng huyết áp và lượng đường trong máu chiếm vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, tác động đến sức khỏe trực tiếp và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Mục tiêu kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Theo hướng dẫn Hiệp hội đưa ra, mức huyết áp tiêu chuẩn khi đo tại phòng khám là 140/90 mmHg, đo tại nhà là 135/85 mmHg.
- Đối với những người có mức huyết áp bình thường (dưới mức 120~129/80 mmHg) cần cải thiện lối sống, những người có nguy cơ mắc huyết áp cao và những người đã mắc huyết áp cao (trên 140/90 mmHg) cần tích cực cải thiện lối sống hơn nữa và nên bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ huyết áp (cả hai mức huyết áp đều là kết quả đo tại phòng khám).
- Người bệnh tiểu đường, bệnh nhân mắc protein niệu, người đang dùng thuốc chống huyết khối cần có mục tiêu giảm huyết áp xuống mức dưới 130/80 mmHg (đo tại phòng khám) 125/75 mmHg (đo tại nhà).
- Mục tiêu hạ huyết áp ở người già trên 75 tuổi là 140/90 mmHg, thêm vào đó các trường hợp bệnh nhân cao tuổi mắc thêm các bệnh khác, nên nhận tư vấn của bác sĩ và hướng mục tiêu kiểm soát xuống mức 130/80 mmHg.
Mục tiêu hạ huyết áp (Huyết áp đo tại phòng khám) | |
Người dưới 75 tuổi | Dưới 130/80 mmHG |
Bệnh nhân tiểu đường | Dưới 130/80 mmHG |
Bệnh nhân CKD (Dương tính với đạm niệu) | Dưới 130/80 mmHG |
Người trên 75 tuổi | Dưới 140/90 mmHG |
Cần sự phối hợp trên toàn xã hội để giảm thiểu tình trạng huyết áp cao “tiến triển thầm lặng”
Trong sự kiện The Health Japan 21 (lần thứ 2) diễn ra năm 2012, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã nêu ra mục tiêu: “Đến năm 2022 trong vòng 10 năm sẽ giảm được huyết áp tâm thu trung bình của người dân Nhật Bản (nam từ 138mmHg xuống 134 mmHg, nữ từ 133 mmHg xuống 129 mmHg)”.
Chính phủ Nhật đã kêu gọi sự hợp sức chung tay mật thiết giữa nhiều ban ngành, cơ quan hành chính các địa phương, các cơ sở y tế (bác sĩ gia đình, y tá), chuyên viên tư vấn sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng, dược sĩ…Với chủ trương triển khai là xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa đội ngũ y tế với gia đình, bệnh nhân, thiết lập, trao đổi kế hoạch điều trị phù hợp nhằm đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp, giảm số bệnh nhân chưa được điều trị, giảm số người mắc bệnh nhưng không điều trị. Qua hệ thống tối ưu trao đổi dữ liệu sức khỏe, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ trong việc điều trị và chẩn đoán.
Cụ thể, ở Nhật Bản, Hiệp hội huyết áp cao Nhật Bản đã chủ trương thay đổi giảm lượng muối hấp thu vào cơ thể trên quy mô toàn xã hội.
Đặc tính của bệnh nhân huyết áp cao Nhật Bản, những người béo phì và gia tăng hội chứng chuyển hóa là hấp thụ nhiều muối, đa phần lượng muối tiêu thụ của người Nhật đến từ các sản phẩm chế biến. Ngày càng nhiều sản phẩm chứa ít muối được cải thiện mùi vị tuy nhiên vẫn chưa thực sự phổ biến. Vì thế chính phủ Nhật đã tiến hành nâng cao tầm quan trọng của việc cắt giảm lượng muối cho mọi người bằng việc phổ cập kiến thức giảm lượng muối trong thực phẩm cho các gia đình, các ngành công nghiệp và các cơ quan hành chính phải tích cực thực hiện các hoạt động hướng dẫn hành chính và kiến thức về về dinh dưỡng.
Tại Anh, chính phủ cũng đã để ra mục tiêu hạn chế lượng muối có trong hàng hóa đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Nhờ vào đề xuất này, mà lượng muối tiêu thụ ở người trưởng thành giảm xuống mức 9,6 g/ngày vào năm 2006; 8,4 g vào năm 2011, như vậy đã giảm được 15% lượng muối hấp thu. Cũng từ đó, số ca tử vong do đột quỵ và đau tim giảm 40% từ năm 2003 đến 2011.
Hiệp hội nhấn mạnh, người bệnh cần được mở nhiều lớp đào tạo về kiến thức cơ bản từ phía chuyên gia, bác sĩ hơn để nâng cao được tầm quan trọng của việc điều trị, giải quyết các tình trạng: bệnh nhân bị huyết áp cao không nhận điều trị và những người huyết áp cao hơn mức huyết áp đã được khuyến cáo nhưng vẫn không tích cực điều trị mà để mặc cho tình trạng bệnh tiếp tục diễn biến…Bệnh nhân nếu chủ quan, không chú ý đến các vấn đề này sẽ tăng nguy cơ khởi phát các bệnh nguy hiểm như tim mạch, bệnh thận và đột quỵ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bạn đang xem bài viết: “Khuyến cáo kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)