Chỉ số đường huyết của mật ong

Cỡ chữ:
A A
Mật ong là thức uống có vô vàn lợi ích tới sức khỏe. Nhưng chỉ số đường huyết của mật ong cao thì sử dụng loại thực phẩm này như thế nào là hợp lý?…

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết của thực phẩm với tên gọi ngắn gọn là chỉ số đường huyết, hay còn gọi là chỉ số glycemic (GI). Chỉ số đường huyết đo tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm chứa bột đường.

Chỉ số đường huyết dùng để quản lý chế độ ăn uống và sức khoẻ. Những người gặp vấn đề về cân nặng, các hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường dùng chỉ số đường huyết là công cụ để lên thực đơn cho bữa ăn của mình.

Chỉ số đường huyết của mật ong
Xậy dựng thực đơn khoa học

2. Các nhóm chỉ số đường huyết của thực phẩm

– Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (≤ 55): các loại thực phẩm không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu, chủ yếu là các loại rau có lượng carbonhydrat thấp. Gồm các thực phẩm thuộc họ đậu (như đậu lăng, đậu xanh, đậu sấy khô, đóng hộp), ngũ cốc và các loại sản phẩm từ ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, trái cây,…

– Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI trung bình (56-59): là nhóm thực phẩm chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải. Có các loại như khoai lang, khoai sọ, bún, gạo, nho đen..

– Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao (≥ 70) : nhóm thực phẩm hấp thu, chuyển hóa nhanh làm lượng đường trong máu tăng cao. Nhóm thực phẩm như mật ong, bánh quy, khoai tây, bí đỏ…

Chỉ số đường huyết của mật ong 1
Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

3. Chỉ số đường huyết của mật ong cao, nên sử dụng loại thực phẩm này không?

Hàm lượng dinh dưỡng

Thành phần chính trong mật ong là Glucose và Fructose, là nhóm đường đơn có lợi và dễ hấp thụ. Khi bị tụt đường huyết đột ngột, dùng một lượng mật ong sẽ có tác dụng phục hồi nhanh chóng. Do hai loại đường glucose và fructose được hấp thụ thẳng vào máu chứ không qua các bộ phận trung gian. Giúp lấy lại năng lượng sau khi vận động mạnh, mệt mỏi,…

Mật ong được xếp vào loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dù chỉ chứa khoảng 2% các loại khoáng chất, vitamin, các chất hữu cơ và protein. Sử dụng mật ong bổ sung cho cơ thể 70 loại khoáng chất khác nhau như Magie, Canxi, sắt, đồng, iot…các loại vitamin như B1, B12, B3, E, C,K… Từ đó cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể. Hỗ trợ các quá trình chuyển hóa acid béo, cholesterol… Tác dụng tốt tới hệ thần kinh, hô hấp.

Chỉ số đường huyết của mật ong 2
Chú ý chỉ số đường huyết của mật ong để sử dụng hợp lý

Sử dụng mật ong hàng ngày mang đến nhiều lợi ích:

– Giảm nồng độ cholesterol

– Giúp trái tim khỏe mạnh

– Hỗ trợ giảm cân

– Cải thiện trí nhớ

– Dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ

– Hỗ trợ đường tiêu hóa

– Giảm sự mệt mỏi, giảm căng thẳng thần kinh

– Làn da mịn màng, sáng bóng

– Phòng chống ung thư

– Điều trị các rối loạn: loét và viêm dạ dày ruột

Dùng mật ong đúng cách

Nhiều người thắc mắc rằng khi chỉ số đường huyết của mật ong cao thì sử dụng mỗi ngày có ảnh hưởng gì không? Nên sử dụng như thế nào để hấp thụ được các chất dinh dưỡng của mật ong mà không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? Dưới đây là những chú ý cần phải biết để hấp thu hàm lượng dinh dưỡng của mật ong mà không cần lạm dụng quá nhiều. Bổ sung mật ong vào liều thuốc hàng ngày của bạn để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp không lo vấn đề chỉ số đường huyết của mật ong cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

– Thời điểm trong ngày nên uống mật ong để mang lại lợi ích tốt nhất

+ Sáng sớm – giúp cơ thể loại bỏ chất thải, làm sạch dạ dày.

+ Buổi chiều – bổ sung năng lượng

+ Trước khi đi ngủ 30 phút – giúp an thần và ngủ sâu hơn.

+ Sau bữa ăn – Thúc đẩy tiêu hóa

+ Trước bữa ăn – Ngăn chặn acid dạ dày, giảm kích thích niêm mạc dạ dày

– Nên sử dụng mật ong với nước lọc ấm.

Không nên pha với nước quá nóng, nhiệt độ thích hợp của nước từ khoảng 35 đến 40 độ C

– Tránh sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi

Mật ong là thực phẩm dễ bị trực khuẩn tấn công. Vì thế, trẻ còn nhỏ, đường ruột còn yếu, các trực khuẩn này sẽ chuyển hóa các vi khuẩn này tạo ra các tác hại xấu, có thể dẫn đến tử vong.

– Không dùng trong các trường hợp bị tiêu chảy hoặc đầy bụng

– Người bị bệnh giãn tĩnh mạch dưới da không nên sử dụng mật ong

– Hàm lượng mật ong nên dùng mỗi ngày

Chỉ số đường huyết của mật ong 4
Nên sử dụng mật ong đúng cách

Mật ong có thể làm gia tăng đột biến lượng đường trong máu do mật ong có chỉ số đường huyết cao ( GI=78). Vì thế nên uống với một lượng thích hợp trong ngày. Liều lượng mật ong dùng mỗi ngày là từ 30 – 50ml.
Chú ý đối với người bệnh tiểu đường nên hạn chế hơn việc sử dụng mật ong. Nên pha loãng với nước để tránh trường hợp chỉ số đường huyết của mật ong làm tăng đột ngột đường huyết trong máu của người bênh.

Để xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, chúng ta cần ưu tiên những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng chỉ số đường huyết mật ong lại xếp vào nhóm cao. Nếu không muốn bỏ qua một thức uống thiên nhiên đơn giản và dễ dàng sử dụng, lại cực kì hữu ích như vậy, bạn nên đặc biệt lưu ý đến cách dùng mật ong để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình bạn nhé.

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng dễ xảy ra tình trạng loãng xương...
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu được công bố trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng...
Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!
Một cuộc khảo sát quy mô lớn cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?
Cà phê và rượu là 2 thức uống được người trưởng thành yêu thích....
Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2
Những lợi ích sức khỏe của trà xanh Nhật Bản đang thu hút sự...
Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Uống quá nhiều các loại nước ngọt có hàm lượng calo cao như cola,...
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!
Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?
Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2
Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường