Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Danh mục nội dung
1. Dứa và những lợi ích của dứa đối với sức khỏe
Chất dinh dưỡng trong quả dứa
Dứa là loại trái cây đặc trưng ở vùng nhiệt đới. Là loại hoa quả chứa nhiều vitamin A, C, vitamin B – Complex (folate, thiamin, pyridoxine, riboflavin), chứa nhiều khoáng chất như kali, photpho, canxi và mangan. Dứa là loại quả giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan tự nhiên, chứa ít calo.
Dứa mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe
– Dứa dễ tiêu, có tác dụng lợi tiểu, tẩy độc cho cơ thể.
– Người ta còn dùng dứa trong điều trị mụn trứng cá, viêm da, bệnh vẩy nến, eczenma, và bệnh rosacea. Do trong dứa có chứa enzym bromelain, loại enzym này tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng chống viêm, chống đông máu, và là chất chống ung thư.
– Enzym bromelain còn có lợi trong việc ngăn ngừa các triệu chứng ho, cảm lạnh, tác dụng giảm đau trong bệnh viêm khớp.
– Dứa bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe.
– Tốt cho thị lực.
– Chống viêm khớp và đau các khớp tay, chân.
– Giúp giảm nguy cơ cao huyết áp ở người trung niên và cao tuổi.
– Cải thiện sức khỏe răng, nướu.
– Là loại quả tác động tốt tới tim mạch.
Ăn dứa như thế nào?
– Dứa làm đồ ăn tráng miệng.
– Dứa có vị chua nên có thể được dùng như một loại rau trong bữa ăn, bổ sung chất xơ trong thực đơn hàng ngày.
– Tuy nhiên, ăn dứa quá nhiều sẽ gặp tình trạng bị rát lưỡi.
Dứa là một loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không? Ở mục tiếp theo sẽ là lời giải đáp cho những ai đang băn khoăn về vấn đề này.
Xem thêm bài viết: Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?
2. Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
– Người tiểu đường không nên ăn dứa quá nhiều một lúc, ăn khoảng ½ trái là vừa đủ.
– Dứa chứa nhiều đường saccharose và glucose nên nếu ăn dứa quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu của người tiểu đường. Tuy nhiên để cẩn trọng hơn, nên hỏi bác sĩ điều trị xem người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không, do tình trạng bệnh mỗi người là khác nhau. Người bị bệnh tiểu đường cần phối hợp với các loại đồ ăn khác sao cho lượng đường sử dụng hàng ngày không vượt quá quy định của bác sĩ.
– Có một vài nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm cholesterol trong máu khi ăn dứa. Vì thế loại quả này có thể phần nào giúp ích cho những bệnh nhân tiểu đường bị béo phì.
– Nên ăn dứa thay vì sử dụng nước ép dứa hoặc xay sinh tố, tiếp thu lượng chất xơ dồi dào. Nếu sử dụng nước ép thì sẽ có hại hơn đối với người bị tiểu đường.
Một số loại quả tốt cho người tiểu đường có thể giảm lượng đường huyết trong máu mà bạn có thể lựa chọn
3. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì thì tốt?
Để giữ ổn định và quản lý tốt lượng đường trong máu, người bị tiểu đường cần có chế độ ăn uống và kết hợp vận động hợp lý. Dựa theo sự nghiên cứu của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh tiểu đường nên ăn những loại hoa quả dưới đây kìm hãm sự phát triển của bệnh tiểu đường.
– Bưởi đỏ: Dùng nửa quả bưởi đỏ mỗi ngày là sự lựa chọn rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường
– Quả mâm xôi: Chứa nhiều chất xơ, lượng tinh bột thấp, có nhiều chất oxy hóa và các vitamin phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường.
– Dưa hấu: Dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mà lại không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như: vitamin B, C, các chất như beta – carotene, lycopene thấp, kali, …
– Anh đào: Quả anh đào giữ cho mức đường huyết của người tiểu đường ổn định. Trong anh đào có đặc tính chống oxy hóa, chứa ít hydratcacbon, có thể ăn khoảng 12 quả anh đào mỗi ngày.
– Mơ: Mơ cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất xơ, carbonhydrat thấp và giàu vitamin A.
– Đào: Là loại hoa quả giàu vitamin A, C, kali và chất xơ. Loại quả này có chỉ số đường thấp nên rất tốt đối với người bệnh tiểu đường.
– Táo: Người tiểu đường nên ăn táo hàng ngày, táo là loại quả chứa nhiều chất oxy hóa, có tác dụng giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch. Trong táo chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
– Kiwi: Loại quả này giúp hạ đường huyết trong máu, chứa lượng tinh bột thấp, giàu chất xơ, vitamin C, …
– Lê: Quả lê có nhiều kali, chất xơ, ít đường, không ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường.
– Cam: Là loại quả giàu vitamin C, hàm lượng kali cao, an toàn đối với người bệnh tiểu đường.
– Đu đủ: Người bệnh tiểu đường có thể dùng đu đủ làm bữa ăn sáng, ăn kèm với sữa chua không đường. Ngoài ra đu đủ cũng là một trong những loại thực phẩm nên lựa chọn làm thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường.
– Quả cóc: Cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu, chứa nhiều chất oxy hóa.
– Quả bơ: Bơ là loại quả giàu dinh dưỡng, có thể lựa chọn ăn salad hoặc kết hợp để cung cấp năng lượng cho người tiểu đường mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
– Quả chà là: Loại quả này rất tốt cho người tiểu đường do có chứa nhiều chất chống oxy hóa, ăn loại quả này có vị ngọt, hơi dính.
– Quả óc chó: Trong quả óc chó có hoạt chất ALA (chất chống oxy hóa) rất tốt cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì quả óc chó cung cấp nhiều calo.
– Quả roi: roi giúp khống chế lượng đường trong máu. Ngoài ra có thể dùng roi phơi khô làm trà uống, giải tỏa cơn khát, ngăn ngừa triệu chứng tiểu nhiều lần ở người bệnh tiểu đường.
Có rất nhiều loại hoa quả giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Dứa là loại quả dễ ăn và được nhiều người yêu thích, người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?. Để kiểm soát tốt bệnh của mình, bạn nên thận trọng trong quá trình ăn uống, tham khảo ý kiến bác sĩ để ăn dứa mà không làm tăng cao lượng đường trong máu. Ngoài ra, có một số loại quả rất tốt cho người bệnh tiểu đường mà người bệnh nên tham khảo và có thể lựa chọn làm đồ tráng miệng hàng ngày.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không? tại Chuyên mục “Ăn uống & Vận động“.
https://kienthuctieuduong.vn