Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường có thể lo lắng rằng bản thân bị tiểu đường thì con cái cũng có nguy cơ tiến triển căn bệnh này. Vậy bệnh tiểu đường có di truyền không? Bệnh tiểu đường di truyền như thế nào? Bị tiểu đường có phải bệnh di truyền từ bố mẹ hay ông bà? Có sự khác nhau về di truyền giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 không? Xem ngay bài viết để tìm hiểu chi tiết!

Bệnh tiểu đường dường như không có sự đặc trưng nhất định về sự di truyền. Tuy nhiên, rõ ràng, một số người sinh ra có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những người khác. Trước tiên, để biết rằng bệnh tiểu đường có di truyền không, chúng ta cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.

1. Yếu tố khởi phát bệnh tiểu đường

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 thường do những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có hai nguyên nhân chung cần được nhắc đến đó là yếu tố di truyền và sự tác động từ môi trường.

1.1 Bệnh tiểu đường tuýp 1

Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, mọi người sẽ thừa hưởng các yếu tố nguy cơ từ cả bố và mẹ. Và yếu tố nguy cơ di truyền thường xuất phát từ người da trắng vì người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao nhất.

Bệnh tiểu đường có di truyền không? 3
Hầu hết, khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, người đó sẽ thừa hưởng yếu tốt di truyền từ bố và mẹ (Ảnh: Internet)

Theo các nghiên cứu về yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1, các nhà khoa học đưa ra một yếu tố đó là thời tiết lạnh. Bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát vào mùa đông nhiều hơn vào mùa hè và phổ biến hơn ở nơi có khí hậu lạnh. Virut cũng là một nhân tố môi trường gây bệnh tiểu đường, tuy nhiên, tác nhân virut chỉ là yếu tố nhỏ gây bệnh đối với đa số những người mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, thời gian bú sữa mẹ cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 1 ít phổ biến hơn ở những người có thời gian bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Những đứa bé ăn dặm sớm tầm sau 4 tháng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì cao hơn những đối tượng khác.

Ở nhiều người, sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 dường như diễn ra trong nhiều năm, phát triển chậm rãi. Trong các thí nghiệm theo dõi những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trong cơ thể họ có tồn tại một số tự kháng thể trong máu trong nhiều năm trước đó (protein được gọi là “tự kháng thể” sẽ nhầm lẫn tự tấn công và phá hủy tế bào).

1.2 Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có mối liên hệ chặt chẽ về lịch sử gia đình và dòng dõi hơn so với tuýp 1, các nghiên cứu về cặp song sinh là những minh chứng rõ ràng nhất về sự khởi phát này.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như ăn uống, vận động và những yếu tố này có xu hướng phụ thuộc vào lối sống của gia đình.

Vì thế, đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, chúng ta rất khó tìm ra nguyên nhân bệnh tiểu đường xuất phát từ yếu tố lối sống hay do đặc điểm di truyền. Nhiều khả năng bệnh tiểu đường khởi phát từ cả hai yếu tố. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ này có thể được cải thiện bằng những chế độ giảm cân, tập luyện và ăn uống lành mạnh.

2. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Có thể thấy rằng, yếu tố di truyền đều tác động đến sự khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nhưng cũng cần khẳng định rằng, chỉ riêng yếu tố di truyền là không đủ, một bằng chứng về điều này là cặp song sinh có gen giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi một người sinh đôi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, người kia chỉ có 1/2 nguy cơ mắc bệnh, khi người sinh đôi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ mắc bệnh của người kia là 3/4.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh tiểu đường có di truyền không? (Ảnh: Internet)

2.1 Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có các nguy cơ di truyền như sau:

– Nếu một người đàn ông mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tỷ lệ con của người đàn ông đó mắc bệnh tiểu đường là 6%. Bên cạnh đó, nếu một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và sinh con trước tuổi 25, nguy cơ của đứa bé là 4%; nếu người phụ nữ sinh con sau tuổi 25, nguy cơ của đứa bé là 1%.

– Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của đứa bé sẽ tăng gấp đôi nếu bố và mẹ bị bệnh tiểu đường trước 11 tuổi.

– Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nguy cơ đứa trẻ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nằm trong khoảng 10-25%.

Ngoài ra, có một trường hợp di truyền ngoại lệ so với những con số trên. Cứ 7 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 kèm theo hội chứng tự miễn nhiều tuyến nội tiết tuýp 2 (type 2 autoimmune polyglandular syndrome). Ngoài việc mắc bệnh tiểu đường, những người này có tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động kém, rối loạn một số hệ thống miễn dịch khác. Nếu bệnh nhân mắc hội chứng này, đứa con sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng này và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là 50%.

Bệnh tiểu đường có di truyền không? 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không? (Ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu làm thế nào để dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của một người. Ví dụ, hầu hết những người da trắng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều có gen gọi là HLA-DR3 hoặc HLA-DR4. Vì thế, đứa trẻ thừa hưởng gen này, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn. Đối với người Mỹ gốc Phi, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là gen HLA-DR7 người Nhật là gen HLA-DR9, tuy nhiên, các gen nghi ngờ ở các nhóm dân tộc khác ít được nghiên cứu.

Có nhiều xét nghiệm khác cũng có thể cho thấy nguy cơ bệnh tiểu đường của đứa trẻ. Xét nghiệm cho biết cơ thể phản ứng với glucose như thế nào có thể cho biết trẻ em ở độ tuổi đi học nào có nguy cơ cao nhất. Một xét nghiệm khác có thể được thực hiện cho trẻ em có anh chị em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Xét nghiệm này đo kháng thể insulin, các tế bào đảo trong tuyến tụy hoặc một loại enzyme gọi là glutamic acid decarboxylase. Mức cao có thể chỉ ra rằng một đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cao hơn.

2.2 Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?

Một phần, xu hướng bệnh tiểu đường tuýp 2 do trẻ học thói quen xấu: ăn uống không hợp lý, không tập thể dục… Và đây cũng là một yếu tố di truyền, yếu tố nguy cơ di truyền từ bố mẹ bị tiểu đường tuýp 2 khác là:

– Bố hoặc mẹ chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 trước tuổi 50 thì nguy cơ đứa trẻ mắc tiểu đường tuýp 2 là 14%; chẩn đoán sau tuổi 50 thì nguy cơ là 7,7%.

– Nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ đứa trẻ mắc bệnh tiểu đường là 14%.

Bệnh tiểu đường có di truyền không? 2
Đứa trẻ bị tiểu đường tuýp 2 có thể do thói quen ăn uống của bố mẹ (ảnh: Internet)

Nói chung, bài viết trên đã giải đáp vấn đề: “Tiểu đường có di truyền không?”, những vấn đề tiểu đường di truyền ở tuýp 1 và tuýp 2. Và tóm lại, có nhiều bằng chứng cho thấy một phần bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 được xác định về mặt di truyền. Và việc xác định các gen góp phần gây nguy cơ bệnh tiểu đường sẽ cho phép xác định bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và có chiến lược ngăn ngừa nguy cơ, điều trị / can thiệp có mục tiêu.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường có di truyền không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Vitamin B6
Danh mục nội dungVitamin B6 là gì?Vitamin B6 có hiệu quả gì?Những thực phẩm...
“Đa dạng chế độ ăn uống” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Một nghiên cứu quy mô lớn của người Nhật Bản đã chỉ ra rằng...
Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường thường phải chú ý đến các chế độ ăn...
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Té ngã có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, đe...
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Các nhà khoa học đã chứng minh: trong thời kỳ mang thai, nếu người...
Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Bệnh tiểu đường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” đồng thời nằm...
Vitamin B6
“Đa dạng chế độ ăn uống” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường