Có phải bệnh thần kinh tiểu đường là biến chứng đầu tiên xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường?

Cỡ chữ:
A A

Trước hết, mọi người nên hiểu rằng biến chứng do bệnh tiểu đường được hiểu là những căn bệnh xxx gây ra bởi bệnh tiểu đường. Nói cách khác, ngay cả khi không chịu ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, bệnh xxx cũng có thể xảy ra. Điều đó có nghĩa là những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể bị bệnh xxx vì những lý do khác ngoài tăng đường huyết. Đôi khi nguyên nhân rõ ràng và đôi khi không. Có nhiều bệnh có thể là nguyên nhân của rối loạn thần kinh, do đó khi bị rối loạn thần kinh khó xác định được nguyên nhân cụ thể so với các biến chứng khác. (Khó chắc chắn liệu bệnh tiểu đường có phải là nguyên nhân gây rối loạn thần kinh hay không)

– Có phải khi biến chứng thần kinh xuất hiện là tình trạng bệnh tiểu đường đã trở nên tồi tệ?

Câu trả lời là không hẳn bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ, mà xét đến khía cạnh có vẻ việc điều trị trước đó của người bệnh là không đủ và bệnh nhân cần kiểm soát bệnh tiểu đường chặt chẽ hơn.

– Điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường?

Bệnh nhân cần kết hợp 2 phương thức để điều trị rối loạn thần kinh: điều trị tập trung vào kiểm soát lượng đường trong máu và điều trị triệu chứng. Việc điều trị triệu chứng ngoài sử dụng thuốc giảm đau, một số thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc thảo dược có thể được sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc chống co giật và thuốc chống trầm cảm có thể mang lại hiệu quả trong một vài trường hợp. Người bệnh có thể bị trầm cảm do sự đau đớn của rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến tinh thần. Việc điều trị này có thể kéo dài, tuy nhiên có thể cải thiện sức khỏe bệnh nhân, nên bệnh nhân nên duy trì và tiếp tục điều trị.

– Biến chứng thần kinh tiểu đường xuất hiện như thế nào?

Mặc dù triệu chứng xuất hiện nhiều ở bàn chân, nhưng bệnh lý thần kinh tiểu đường có thể cùng ảnh hưởng đến tay và chân cùng lúc.

Bệnh nhân bị tiền tiểu đường trong nhiều năm có thể xuất hiện các biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, như đã đề cập ngay từ đầu, tê chân cũng xảy ra với các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, ví dụ như tuần hoàn kém, hẹp ống sống…Có thể các triệu chứng của bệnh lý thần kinh có thể xuất hiện do các nguyên nhân nhỏ tương ứng của chúng chồng chéo lên nhau.

– Bệnh thần kinh do tiểu đường được chẩn đoán như nào?

Bệnh lý thần kinh không được chuẩn chấn đoán cụ thể bằng xét nghiệm máu mà được chẩn đoán toàn diện từ triệu chứng lâm sàng như tê bì chân tay…

Tóm lại, nếu lượng đường trong máu được kiểm soát tốt, không thể nói khả năng bệnh thần kinh sẽ không xảy ra dạng bệnh thần kinh tiểu đường. Tuy nhiên, không có nghi ngờ rằng nó ít có khả năng xảy ra khi bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu gần với mức bình thường.

Đối với mối quan hệ với thời gian mắc bệnh, thời gian mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì khả năng xảy ra càng cao. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, có một khoảng thời gian tiềm ẩn bệnh trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, và thời gian, mức độ tiềm ẩn ở từng người khác nhau, do đó đối với từng người bệnh lý thần kinh có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện đầu tiên.

>> Xem thêm câu hỏi: Bố tôi và ông tôi bị tiểu đường. Bản thân tôi cũng có cảm giác lượng đường huyết tăng sau bữa ăn, nhưng sau khi xét nghiệm thì không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, tôi luôn lo lắng về khả năng khởi phát bệnh trong tương lai, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Ngày Tiểu đường thế giới 14/11 – Hiểu biết về dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
“Dễ khát nước”, “uống nhiều nước”, “lượng nước tiểu tăng”, “cân nặng sụt giảm”,…...
Bệnh tiểu đường là gì?
Bài viết dưới đây sẽ khái quát những điểm cơ bản như “bệnh tiểu...
Kiểm soát đường huyết bằng tuyến tụy nhân tạo loại microneedle
Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo, Viện...
Vận động giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở bệnh tiểu đường?
Nguy cơ suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân tiểu đường tăng cao nếu...
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Hiểu được chỉ số Glycemic index và chỉ số glycemic load là gì sẽ...
Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao
Đi bộ có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp...
Ngày Tiểu đường thế giới 14/11 – Hiểu biết về dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?
Kiểm soát đường huyết bằng tuyến tụy nhân tạo loại microneedle
Vận động giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở bệnh tiểu đường?
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường