Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường?

Cỡ chữ:
A A
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng “họ gầy nên không cần lo lắng đến bệnh tiểu đường”. Tuy nhiên, người gầy không phải là sẽ không bị bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng ở cả những phụ nữ gầy nếu cơ bắp suy giảm và chất béo tích lũy trong cơ bắp.

1. Tại sao phụ nữ gầy lại có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường?

Nghiên cứu về vấn đề này của nhóm nghiên cứu gồm Ryuzo Kawamori – trưởng Sportology Center, Khoa nghiên cứu Y học, Đại học Juntendo; Phó Giáo sư Yoshifumi Tamura, Trợ lý Giáo sư Someya Yuki; Giáo sư Watada Hirotaka của Khoa Chuyển hóa Nội tiết đã được công bố trên tạp chí y học “Journal of the Endocrine Society”.

Nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng trong những phụ nữ gầy (chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 18.5), ở người có chỉ số đường huyết cao, lượng cơ bắp có thể giảm hoặc mỡ có thể tích tụ trong cơ bắp.

Trong những năm gần đây, không chỉ béo phì mà cả những phụ nữ “gầy (chỉ số khối cơ thể: dưới 18.5)” cũng là một vấn đề đáng lo ngại trên toàn thế giới. Đặc biệt ở Nhật Bản, xu hướng ngày càng gầy đi của phụ nữ là nổi bật nhất trong số các nước phát triển, cứ trong 8 phụ nữ thì có 1 người, cứ trong 5 phụ nữ độ tuổi 20 thì có hơn một người được đánh giá là gầy.

Không thể nói rằng “nếu gầy hơn thì sẽ khỏe mạnh hơn” bởi có báo cáo đã chỉ ra rằng phụ nữ gầy hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao giống như ở phụ nữ béo. Nhóm nghiên cứu của Đại học Juntendo đã làm rõ lý do tại sao nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao ở phụ nữ gầy trong nghiên cứu này.

Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường 1
Phụ nữ gầy có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao giống như ở phụ nữ béo (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngKiến thức liên quan: Bệnh tiểu đường là gì? Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì? Phương pháp điều trị?

2. Giảm “khối lượng” và “chất lượng” của cơ bắp

Cơ bắp là cơ quan lớn nhất để lưu trữ glucose trong cơ thể con người. Đối với những phụ nữ gầy và có khối lượng cơ bắp thấp, tình trạng tăng đường huyết có thể xảy ra vì một lượng glucose vừa đủ không thể được đưa vào cơ bắp sau bữa ăn.

Ngoài ra, sự tích tụ chất béo trong cơ bắp làm giảm chất lượng cơ xương (tính kháng insulin) làm cho glucose không được đưa vào cơ bắp thích hợp và có thể gây tăng đường huyết.

Ở phụ nữ gầy thường có nguy cơ suy giảm “khối lượng” và “chất lượng” của cơ bắp, điều này làm cho nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tăng cao ở những phụ nữ gầy.

Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường 2
Ở phụ nữ gầy thường có nguy cơ suy giảm “khối lượng” và “chất lượng” của cơ bắp (ảnh: Internet)

3. Khi lượng insulin giảm dần và chất béo tích tụ trong cơ bắp, lượng đường trong máu tăng lên

Nhóm nghiên cứu tập trung vào nhóm những người trẻ tuổi với tỷ lệ phụ nữ gầy cao và nhóm những phụ nữ sau tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Nghiên cứu này có sự tham gia của 31 phụ nữ trẻ, gầy ở độ tuổi 20 và 30 phụ nữ sau mãn kinh, gầy ở độ tuổi từ 50 ~65 tuổi.

Những người tham gia đã nhận được thực hiện thử nghiệm dung nạp glucose đường uống 75g, một trong những xét nghiệm để xác định xem có phải bệnh tiểu đường hay không và ngoài ra những người tham gia còn được đo thành phần cơ thể bằng phương pháp DXA. Phương pháp DXA (phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép) này có thể đo khối lượng cơ bắp và khối lượng mỡ ngoài mật độ xương bằng cách áp dụng tia X của hai loại năng lượng vào vị trí đo.

Hơn nữa, những người tham gia cũng được đo lượng chất béo ngoài vị trí thông thường (gan nhiễm mỡ, cơ mỡ) bằng phương pháp MRS proton. Phần lớn chất béo được lưu trữ trong các mô mỡ như mỡ dưới da và mỡ nội tạng, nhưng nó cũng được tích lũy ở những nơi khác như gan và cơ bắp. Chất béo như vậy được gọi là chất béo ngoài vị trí thông thường.

Khi gan nhiễm mỡ và cơ tích lũy mỡ, người ta cho rằng chất béo tích lũy sẽ gây độc tính và gây tình trạng kháng insulin. Phương pháp Proton MRS là phương pháp đo bằng thiết bị MRI (chụp cộng hưởng từ hạt nhân).

Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường 3
Người có gầy có chỉ số đường huyết cao hơn những người có sự tích tụ chất béo trong các tế bào cơ (ảnh: Internet)

Kết quả là, so với phụ nữ trẻ gầy, có nhiều phụ nữ mãn kinh gầy bị suy giảm chức năng dung nạp glucose khi chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi dung nạp glucose vượt quá 140 mg/dL, tương ứng tỷ lệ là 37% phụ nữ được đo giảm (Tỷ lệ suy giảm khả năng dung nạp glucose ở phụ nữ cùng tuổi là khoảng 17%).

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích chi tiết người nào có khả năng bị tăng đường huyết ở nhóm những phụ nữ sau mãn kinh gầy và kết quả là, ngoài việc tiết insulin giảm, người có khối lượng cơ thể thấp (phản ánh lượng cơ bắp của toàn cơ thể) có chỉ số đường huyết cao hơn ở những người có sự tích tụ chất béo (cơ mỡ) trong các tế bào cơ.

cta kiến thức tiểu đường【CẨN TRỌNG】Điều trị tiểu đường bằng Insulin đúng cách

4. Hai phương pháp để cải thiện “tình trạng gầy”

Theo nhóm nghiên cứu, người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường và ngoài ra còn dễ bị các bệnh khác nhau như vô kinh và loãng xương, vì vậy điều quan trọng là phải khắc phục đúng cách.

Có hai phương pháp chính để cải thiện “tình trạng gầy”.

(1) Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng

Thiếu dinh dưỡng thường là nguyên nhân của gây ra tình trạng gầy, do đó điều cần thiết là phải có một chế độ ăn uống cân bằng hợp lý.

Ví dụ, nếu những phụ nữ trẻ tiếp tục chế độ ăn uống hạn chế carbohydrate cực đoan để giảm cân, cơ bắp có thể bị phá vỡ để sản xuất, cung cấp glucose cần thiết cho cơ thể và vì thiếu lượng protein do chế độ ăn uống không phù hợp nên khối lượng cơ giảm và có thể giảm xuống cùng mức với khối lượng cơ giảm ở người cao tuổi.

Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường 4
Cần có chế độ ăn uống cân bằng hợp lý để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng (ảnh: Internet)

(2) Tạo thói quen tập thể dục

Ngoài việc ăn đúng bữa thì việc nỗ lực kết hợp “ bài tập sức bền” để tăng “khối lượng” cơ bắp chính và “bài tập thể dục nhịp điệu” để tăng cường “chất lượng” cơ bắp là rất quan trọng. Những bài tập này cũng được khuyến khích trong hướng dẫn vận động do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi ban hành.

Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường 5.0
Việc tập luyện để tăng cường cơ bắp và sức khỏe cũng rất quan trọng (ảnh: Internet)

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phụ nữ gầy hơn cần có chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp để cải thiện “khối lượng” và “chất lượng” cơ bắp và ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết: Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường? tại Chuyên mục Kiểm soát bệnh

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Các cách điều trị bệnh tiểu đường đều nhằm mục đích giảm lượng đường...
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin cần có chế độ chăm sóc...
Phát triển loại “Smart Insulin” có thể ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết
Mới đây, các nhà nghiên cứu sinh học của Đại học California tại Los...
Nhóm thuốc Biguanide
Nhóm thuốc Biguanide là một loại thuốc uống giúp cải thiện kiểm soát đường...
Thức khuya và dậy muộn vào dịp nghỉ lễ là nguyên nhân làm sức khỏe suy giảm?
Mọi người thường nghĩ rằng những kỳ nghỉ lễ dài và hai ngày cuối...
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Những người mắc bệnh tiểu đường nên đi khám nhãn khoa mỗi năm một...
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Phát triển loại “Smart Insulin” có thể ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết
Nhóm thuốc Biguanide
Thức khuya và dậy muộn vào dịp nghỉ lễ là nguyên nhân làm sức khỏe suy giảm?
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường