Tiểu đường có được ăn chuối không?

Cỡ chữ:
A A

Chuối là một quả có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Chính vì vậy, thắc mắc “Tiểu đường có được ăn chuối không?“ là một vấn đề được rất nhiều người bệnh đái tháo đường thắc mắc.

1. Bệnh tiểu đường có được ăn chuối không?

Một số nghiên cứu đã cho biết tinh bột có trong chuối có tác dụng tăng độ nhạy cảm Insulin và giúp người béo phì bị tiểu đường tuýp 2 giảm cân được. Bởi vậy, tiểu đường ăn chuối được không?

Với nhiều lý do nêu trên thì không có gì đáng ngạc nhiên rằng chuối là một loại trái cây tươi được người dân Hoa Kỳ sử dụng rộng rãi.

Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp thì ăn chuối mỗi ngày, tầm 1 – 2 quả trong 1 ngày, ăn liên tục trong vòng 1 tháng, sẽ giúp huyết áp hạ xuống.

Tiểu đường có được ăn chuối không 1
Tiểu đường có được ăn chuối không 

Khi nào người tiểu đường được ăn chuối ?

Mặc dù chuối rất tốt nhưng không phải thế mà người tiểu đường có thể ăn nhiều loại quả này. Thành phần có trong chuối có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm xuống chậm, làm cho tình trạng trao đổi chất trong cơ thể bị kém đi, khiến cho người bệnh tiểu đường sẽ càng bị nặng thêm.

Hàm lượng đường đơn có bên trong quả chuối cũng rất cao, cực kỳ có hại cho người bị bệnh tiểu đường, khi lượng đường trong máu lớn, có thể làm cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.

Nhưng trong một số trường hợp, khi lượng đường trong máu bị giảm xuống quá thấp, hay điều trị tiêm insulin bị quá liều, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 quả chuối nhỏ hay 1 nửa trái chuối lớn. Bạn chỉ cần lưu ý cách ăn thế nào cho khoa học, để vừa có thể được thưởng thức món ăn mà mình yêu thích, lại vừa không làm đường huyết tăng cao.

Tiểu đường có ăn được chuối không?

Theo hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết chuối rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nếu như có chế độ ăn hợp lý, nếu như ăn điều độ và biết cách chọn lựa cho phù hợp. Chính vì vậy, tiểu đường có nên ăn chuối và câu trả lời là có.

Chuối không chín quá được khuyến khích dùng đối với người tiểu đường bởi trong giai đoạn này hàm lượng đường trong nó không nhiều như lúc đã chín kỹ. Dùng chuối khoa học và kết hợp với các loại trái cây đa dạng giúp điều tiết được lượng đường huyết trong cơ thể của bạn.

Thông tin từ hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo rằng việc ăn chuối là 1 chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý (cùng với quả việt quất và bưởi) ở bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể dùng một cách điều độ để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

Người tiểu đường nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Bạn nên ăn chuối hơi xanh 1 chút, do chỉ số đường huyết của chuối rất khác nhau phụ thuộc vào độ chín của quả. Một quả chuối chín có thể có chỉ số đường huyết trung bình là tầm 60, trong khi đó 1 quả chuối xanh chỉ có chỉ số đường huyết tầm 40.

Tiểu đường có được ăn chuối không 2
Hình ảnh minh họa: Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn chuối hơi xanh một chút

– Các bữa ăn nên cách xa nhau. Nếu ăn cùng một bữa ăn thì bạn phải cần đảm bảo bữa ăn ít carbonhydrat, ít chất đường và tinh bột.

– Thi thoảng bạn chỉ nên bổ sung 1-2 quả chuối vào thực đơn không nên ăn quá nhiều.

– Tuyệt đối tránh ăn chuối kèm với những loại bánh kẹo hoặc nước ngọt.

cta kiến thức tiểu đườngNắm rõ Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường

2. Vì sao người bị tiểu đường có nên ăn chuối ương

Câu trả lời cho thắc mắc của nhiều người về “Tiểu đường có ăn được chuối không” là “Có”. Nhưng người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối ương là tốt nhất. Do khi ăn chuối chín, tinh bột có trong chuối sẽ chuyển đổi thành đường.

Chỉ số đường huyết của quả chuối chín (hay GI – Glycaemic Index) là 60, trong khi đó 1 quả chuối chín ương có chỉ số đường huyết chỉ tầm 40.

Đối với chuối chưa chín rất giàu tinh bột phản tính, 1 loại carbohydrate không tiêu hóa được có chức năng như chất xơ. Chuối càng xanh thì lượng tinh bột phản tính càng nhiều.

Đây là lý do vì sao các chuyên gia khuyên bạn nên dùng chuối chín ương thay vì chín kỹ để hạn chế sự phản ứng với lượng đường huyết trong cơ thể bạn. Nhưng lượng carbohydrate trong chuối cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của quả đó.

1 quả chuối nhỏ (dài tầm 10cm) chứa 18,5g carb (tính trên 100g sản phẩm). Ngoài ra 1 quả chuối khoảng 15cm đã chứa 27g carb. Nếu 20cm thì lượng carbohydrate tầm 35g.

Tóm lại, bệnh nhân đái tháo đường hoàn toàn có thể dùng chuối trong chế độ ăn uống. Khi bạn biết cách ăn và lượng chuối tiêu thụ vừa phải sẽ không làm tăng lượng đường huyết có trong máu mà còn bổ sung rất nhiều vi chất thiết yếu cho cơ thể.

Tiểu đường có được ăn chuối không 3
Tại sao người tiểu đường chỉ nên ăn chuối ương?

3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Ngoài việc tiểu đường có ăn được chuối không thì chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cung cấp cho cơ thể, trong đó lượng gluxit chiếm tầm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid là 15%, lipit 35%.

Người bệnh tiểu đường nên ăn những loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây hay khoai sọ… lượng tinh bột nạp vào cơ thể người tiểu đường chỉ nên nằm ở mức tầm 50-60% so với người thường. Ăn thường xuyên một số loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Cách chế biến chủ yếu là luộc, nướng hay hầm chứ không nên dùng thực phẩm đồ chiên xào.

Bạn phải hết sức hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, các bác sĩ khuyên rằng lượng cholesteron đưa vào phải khoảng dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng một số loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.

Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn tầm 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có công dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất.

Tiểu đường có được ăn chuối không 4
Người bị tiểu đường nên ăn cả xác hoa quả thay vì ép nước

Bạn nên ăn cả xác hoa quả thay vì dùng nước ép dô xác hoa quả có chứa nhiều chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm lượng đường đi, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn cơm. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh những loại trái cây ngọt như nho, xoài hoặc na, nhãn.

4. Một số nguyên tắc ăn chuối dành riêng cho người bệnh tiểu đường

– Nên ăn chuối hơi xanh một chút vì bởi chỉ số đường huyết của chuối rất khác nhau sẽ phụ thuộc vào độ chín của quả. Một quả chuối chín có thể sẽ có chỉ số đường huyết trung bình là khoảng 60, trong khi đó một quả chuối xanh chỉ có chỉ số đường huyết khoảng 40.

– Nên ăn cách xa bữa ăn. Nếu ăn cùng bữa ăn thì cũng cần đảm bảo bữa ăn ít carbonhydrat, ít chất đường và tinh bột.

– Bệnh nhân chỉ nên bổ sung chuối vào trong thực đơn 1 đến 2 quả không nên quá nhiều.

– Không ăn chuối đồng thời với những loại bánh kẹo hoặc nước ngọt.

Tiểu đường có được ăn chuối không 5
Không nên ăn chuối cùng các loại bánh kẹo ngọt

Nhưng thông tin trên, mong rằng đã giúp bạn có được đáp án cho vấn đề người bị bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Bạn hãy chú ý khi thực đơn ăn uống của mình đừng để bệnh tiểu đường được kiểm soát và không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang xem: Tiểu đường có được ăn chuối không? Tại chuyên mục Ăn uống và vận động

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Nên sử dụng gạo lứt thay gạo thường do chỉ số đường huyết của...
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tại sao trong kỳ nghỉ lễ kéo dài hoặc vào ngày cuối tuần thứ...
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Từ lâu quả sầu riêng đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều...
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Từ xưa, dân gian đã truyền tai nhau về cách chữa tiểu đường bằng...
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường và phụ...
Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao
Đi bộ có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp...
Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường