Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin

Cỡ chữ:
A A
Khi được tư vấn trị liệu insulin, một số người bệnh tiểu đường loại 2 hiểu rằng bệnh tình đang rất nặng. Tuy nhiên đây là 1 suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin để có thêm kiến thức chữa trị căn bệnh quái ác này nhé!

1. Trị liệu insulin không phải là điều trị bệnh tiểu đường đặc thù

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà hormon gọi là insulin điều hòa chỉ số đường huyết tiết ra từ tuyến tụy bị thiếu. Điều này dẫn đến tăng đường huyết. Tiêm insulin và kiểm soát lượng đường trong máu sẽ bù đắp cho tình trạng này.

Trong bệnh tiểu đường loại 1, insulin tuyến tụy gần như biến mất. Liệu pháp insulin trở thành phương pháp điều trị bệnh tiểu đường cơ bản không thể thiếu để duy trì sự sống.

Ngược lại, ở bệnh tiểu đường loại 2, hoạt động tiết insulin của tuyến tụy vẫn còn. Do vậy dù không trị liệu insulin cũng không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu bạn không thể quản lý đường huyết bằng liệu pháp ăn uống, tập thể dục, uống thuốc, bạn phải điều trị bằng insulin. Ngoài ra, một số trường hợp lượng đường trong máu cao vượt ngưỡng, sử dụng phương pháp này điều trị là điều rất cần thiết.

Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin

Đối với bệnh tiểu đường loại 2, cũng không hiếm trường hợp cần thiết phải trị liệu insulin. Hầu hết khoảng 700.000 bệnh nhân trải qua liệu pháp insulin ở Nhật Bản là bệnh tiểu đường loại 2.

Mọi người thường có những quan điểm sai lầm về liệu pháp insulin. Họ cho rằng đây là cách điều trị bệnh tiểu đường cuối cùng khi bệnh tình tiến triển xấu.

Tuy nhiên với phương pháp trị liệu tiến bộ, thiết bị hiện đại như hiện nay bạn hoàn toàn có thể xoá bỏ đi những lo lắng đó.

2. Mục đích điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin

Tùy vào loại bệnh tiểu đường và tình trạng bệnh tình mà các cách trị liệu insulin sẽ khác nhau. Tiết insulin từ tuyến tụy được chia thành tiết cơ bản và tiết bổ sung.

Tiết insulin cơ bản tức là tiết 1 lượng nhất định liên tục trong khoảng 24h. Tiết bổ sung tức là tiết theo thời gian để đối ứng với chỉ số đường huyết tăng chẳng hạn như sau bữa ăn.

Ở bệnh tiểu đường loại 1, tiết bổ sung và tiết cơ bản gần như biến mất. Trường hợp bệnh tiểu đường loại 2, việc cơ thể tự tiết insulin vẫn được duy trì một cách tương đối.

Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin là sử dụng hiệu quả và kéo dài khả năng bài tiết insulin còn lại. Thêm vào đó, tiếp tục duy trì kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin cover
Tiêm insulin

3. Trị liệu insulin vào những lúc nào?

– Mặc dù đang uống thuốc nhưng kiểm soát đường huyết vẫn xấu đi.

– Do tác dụng phụ/ tác dụng tích hợp của thuốc và bệnh liên quan đến nội tạng nên không thể dùng thuốc

– Cần giảm đường huyết ngay khi đường huyết tăng quá nhanh

– Khi mắc những bệnh ngoài bệnh tiểu đường.

(Ví dụ như trước và sau phẫu thuật hay bệnh truyền nhiễm)

– Đang mang thai ( hoặc đang chuẩn bị mang thai), đang cho con bú

Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin 3
Phụ nữ mang thai là đối tượng điều trị insulin

4. Thực tế điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin

Có nhiều người nghĩ điều trị insulin là điều trị bệnh tiểu đường qua đường uống. Điều đó là hoàn toàn không đúng. Thuốc uống có tác dụng tác động đến hoạt động tiết insulin của tuyến tụy. Nó cũng cải thiện tác dụng của insulin hoạt động tại gan hay cơ.

Sự thay đổi mức đường huyết phụ thuộc rất nhiều vào các tình trạng cá nhân. So với dùng thuốc, điều trị bệnh tiểu đường bằng cách bổ sung trực tiếp insulin hiệu quả và quản lý đường huyết dễ dàng hơn.

Những bệnh nhân tiểu đường loại 2 gặp khó khăn khi dùng thuốc uống không có hiệu quả. Họ cảm thấy việc quản lý bệnh dễ dàng hơn sau khi chuyển sang điều trị bằng insulin.

Việc sử dụng insulin nào, liều lượng tiêm bao nhiêu sẽ do bác sĩ điều trị quy định chi tiết dựa trên tình trạng bệnh.

5. Những kiến thức cơ bản cần biết trước

Chủng loại chế phẩm

Chủng loại chế phẩm insulin được chia thành 4 loại. Dựa vào thời gian duy trì, thời gian đỉnh điểm; thời gian bắt đầu xuất hiện hiệu quả sau khi tiêm dưới da đó là: tác dụng tức thì, tác dụng ngắn; tác dụng trung bình; tác dụng dài (giải thể tác dụng lâu dài).

Ngoài ra còn có loại chế phẩm hỗn hợp của những loại này. Bệnh nhân cần phải phân chia sử dụng dựa vào đặc thù của từng loại.

Điều quan trọng là hiểu được bản thân sẽ dùng loại chế phẩm nào? Loại insulin đó có tác động biến đổi thế nào đến chỉ số đường huyết, đặc thù.

Phương pháp tiêm và thiết bị

Những năm gần đây, các sản phẩm dạng bút và kim tiêm giúp thao tác tiêm trở nên đơn giản đang rất phổ biến. Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp thiết bị hỏng, bệnh nhân cũng nên thuần thục phương pháp tiêm cũ.

Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin 4
Bệnh nhân cần nắm rõ phương pháp tiêm bằng bút tiêm

Vị trí tiêm và tốc độ hấp thu

Thông thường sẽ tiến hành tiêm dưới da. Thực hiện tiêm dưới da bằng cách cắm thẳng kim tiêm vào phần dưới da ở vị trí muốn tiêm. Các bộ phận thích hợp tiêm là : phần bụng (a), phần bắp tay trên (b), phần mông (c), phần đùi( d). Tốc độ hấp thu nhanh nhất là ở phần (a), sau đó chậm dần từ (b),(c),(d).

Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
Vị trí tiêm bạn nên biết

Thông thường tiêm ở vùng bụng là thích hợp nhất vì đây là phần hấp thụ ổn định và nhanh nhất. Thêm vào đó, sau khi tiêm vùng bụng, khi sử dụng các cơ, tốc độ hấp thụ sẽ tăng. Ngoài ra nếu liên tục tiêm cùng 1 chỗ hằng ngày thì phần bị tiêm sẽ cứng lại. Vì vậy hãy tiêm cách ra một chút (khoảng 1 cm) so với phần hay được tiêm.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin và các vấn đề

  • Insulin tác dụng tức thì

Bệnh đái tháo đường loại 2 là bệnh trong đó khả năng tiết insulin cơ bản vẫn được duy trì một cách tương đối. Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin chính là hỗ trợ bài tiết insulin bổ sung đang bị thiếu.

Tuy nhiên gần đây trên thị trường đã có loại insulin tác dụng tức thì. Với tác dụng nhanh chóng được phát huy trong thời gian ngắn. So với loại tác dụng ngắn, số bệnh nhân lựa chọn trị liệu loại này đã tăng đáng kể.

Đúng như tên gọi, sau khi tiêm loại tác dụng tức thì thuốc sẽ ngay lập tức có tác dụng. Vì vậy cũng giống như cách sử dụng loại tác dụng ngắn, không tiêm thuốc trước bữa ăn 30 phút mà tiêm ngay trước khi ăn.

Do đó, thuốc loại này rất tiện lợi cho những người do điều kiện công việc không thể có duy trì được thời gian ăn uống đúng giờ. Họ thường tuân thủ ăn sau 30 phút khi tiêm (tuy nhiên, khi tiêm xong mà không ăn luôn có thể gây ra đường huyết thấp).

Ngoài ra, vì loại insulin này có thời gian tác dụng ngắn, nguy cơ bị hạ đường huyết trong khoảng thời gian đến bữa ăn kế tiếp ít hơn. Loại insulin này còn làm giảm lượng hấp thụ calo dư thừa giúp hạ đường huyết và giúp dễ dàng duy trì sự kiểm soát lượng đường trong máu và trọng lượng cơ thể.

Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin 5
Điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
  • Insulin tác dụng kéo dài không có giai đoạn đỉnh điểm (hòa tan kéo dài)

Insulin tác dụng kéo dài được sử dụng chủ yếu để bổ sung lượng tiết insulin cơ bản. Hiệu quả của insulin tác dụng kéo dài trước đây tính từ khi bắt đầu có tác dụng sau khi tiêm đến khi hết tác dụng được mô tả có dạng như ngọn núi với những đường cong thoải. Vì vậy, trước đây có nhiều lo ngại về nguy cơ đường huyết thấp sẽ xảy ra vào khoảng thời gian loại insulin này tác dụng mạnh nhất, tuy nhiên loại insulin tác dụng kéo dài mới được phát triển gần đây có đặc tính là phát huy hiệu quả ổn định trong 24 giờ giúp giảm bớt những lo lắng về hạ đường huyết.

Bằng cách tận dụng đặc trưng “không có giai đoạn đỉnh điểm” của loại insulin tác dụng kéo dài trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, tiêm insulin loại tác dụng kéo dài 1 ngày 1 lần sẽ làm tăng nồng độ insulin trong máu trong ngày. Ngoài ra còn có một liệu pháp phối hợp mới của insulin và thuốc uống có tác dụng ngắn để đối phó với tình trạng đường huyết tăng cao sau bữa ăn.

Tự đo đường huyết

Tự đo đường huyết định kỳ để kiểm soát những thay đổi của chỉ số đường huyết là phương pháp để nâng cao hiệu quả của trị liệu insulin. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng xác nhận những lúc nghi ngờ đường huyết thấp. Bên cạnh đó, bạn cần ghi chép lại dữ liệu đã tự đo đường huyết và trao đổi với bác sĩ điều trị. Dữ liệu này sẽ là một nguồn thông tin quý báu để điều trị chính xác.

Khi nghi ngờ đường huyết thấp

Càng kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt càng dễ xảy ra đường huyết thấp. Các triệu chứng hạ đường huyết là run tay, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn nôn…. Các triệu chứng tùy vào mỗi người mà khác nhau.

Nếu không phải là đường huyết thấp mức độ nghiêm trọng, bạn có thể dùng cách đơn giản sau:

+ Đó là có thể uống nước trái cây có chứa đường glucose (hoặc đường cát) hoặc thành phần đường. Cách này giúp bạn phục hồi đường huyết một cách nhanh chóng.

+ Nếu tình trạng đường huyết thấp trở lên nghiêm trọng, bạn không thể tự giải quyết , hãy nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh bạn.

+ Tuy nhiên, ở bệnh tiểu đường loại 2, khả năng phục hồi nhanh khi hạ đường huyết thường vẫn còn nên thường rất ít. Nó xảy ra tình trạng đường huyết thấp mức độ nghiêm trọng. Đừng sợ rằng đường huyết thấp có xảy ra hay không mà hãy chuyên tâm vào quản lý đường huyết.

+ Ngoài ra, khi bạn bị hạ đường huyết khi đang lái xe, thì hãy nhanh chóng tấp xe vào lề đường và dừng lại. Nếu bạn tiếp tục cố lái xe “chỉ một chút nữa thôi”, thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ không thể kiểm soát được hoạt động của chân, tay.

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường

Những năm gần đây một số các kết quả nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa việc kiểm soát đường huyết xấu đi và việc dễ phát sinh biến chứng đã được công bố trong và ngoài nước. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh càng kiểm soát chỉ số đường huyết chặt chẽ thì càng ngăn ngừa được biến chứng và càng tạo được dũng khí cho người bệnh tiếp tục trị liệu.

Mặt khác, mục tiêu trị liệu để ức chế hiệu quả khả năng xảy ra của biến chứng như trước tới nay được cho là quá khắt khe. Tuy nhiên, trên thực tế, giá tri của mục tiêu trị liệu còn phụ thuộc vào trị liệu thích hợp và nỗ lực của bệnh nhân. Mục tiêu là duy trì HbA1C ở mức nhỏ hơn 6.5%.

Quan niệm sai lầm về trị liệu insulin

+ Việc cần thiết trị liệu insulin nghĩa là tình trạng bệnh đang rất xấu?

Bệnh tiểu đường là loại bệnh có nhiều biến chứng đáng sợ. Biến chứng tiến triển dễ hay khó phụ thuộc vào tình trạng kiểm soát đường huyết tốt hay xấu.

Giả sử dù không thực hiện điều trị insulin, nhưng việc kiểm soát đường huyết chưa đầy đủ cũng không thể nào cưỡng chế lại tình trạng phát sinh hay tiến triển biến chứng.

Trái lại, ở những người cần trị liệu bằng insulin, nếu duy trì kiểm soát tốt sẽ ngăn xảy ra biến chứng. Việc cần thiết trị liệu bằng insulin không có liên quan trực tiếp đến tình trạng bệnh nặng hay bệnh nhẹ.

+ Nếu một lần bắt đầu trị liệu insulin thì suốt đời không thể dừng lại được?

Khi đường huyết cao, bệnh nhân sẽ rơi vào một vòng tuần hoàn xấu. Đó là bài tiết insulin giảm, hoạt động của insulin trong tế bào chất béo cũng xấu đi.

Nhờ có trị liệu insulin mà tình trạng này được cải thiện. Nhiều trường hợp, khi vòng tuần hoàn cải thiện đường huyết tốt lên sẽ không cần trị liệu insulin nữa.

+ Nếu tiêm insulin thì tiết insulin trong tuyến tụy sẽ nhanh chóng giảm đi?

Hoàn toàn ngược lại. Khi bắt đầu trị liệu insulin, chỉ số đường huyết tiến triển tốt hơn, tuyến tụy được nghỉ ngơi, chức năng tiết insulin sẽ nhanh chóng được phục hồi.

Ví dụ, khi thuốc uống không có hiệu quả và bắt đầu chuyển sang điều trị insulin. Nhiều trường hợp, một thời gian ngắn đã quay lại điều trị bằng thuốc.

+ Tiêm insulin sẽ đau?

Thiết bị tiêm dần dần được cải tiế n, các thiết bị hiện nay hầu hết đều rất tốt và không gây đau đớn.

+ Khi bắt đầu trị liệu insulin, cần nhập viện?

Có nhiều trường hợp điều trị ngoại trú.

+ Trị liệu insulin thật sự sẽ bị béo lên?

Tùy vào mỗi người, sau khi bắt đầu trị liệu insulin, kiểm soát đường huyết được cải thiện. Họ yên tâm hơn dẫn đến ăn uống quá nhiều, hoặc ăn vặt từng ít từng ít để “đề phòng đường huyết thấp”. Những hành động như vậy là nguyên nhân gây béo.

Tuy nhiên, nếu duy trì liệu pháp ăn uống và tập thể dục, lập ra đối sách phòng ngừa đường huyết thấp cẩn thận, bạn sẽ không có vấn đề gì hết.

+ Nếu đường huyết cao trước bữa ăn, do lo lắng về đường huyết thấp nên không hướng đến trị liệu insulin ?

Trường hợp tiểu đường loại 2, có những trường hợp chỉ số đường huyết trước bữa ăn thường gần mức bình thường. Tuy nhiên sau ăn lại trở thành đường huyết cao.

Những trường hợp như vậy sẽ dẫn đến biến chứng (đặc biệt là xơ cứng động mạch). Do vậy cần thiết phải điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp trị liệu insulin.

Những lưu ý trong quá trình điều trị Insulin

+ Hãy hiểu rõ bản chất trị liệu và tình trạng bản thân!

Hiện nay cho dù có được bất kì ai hỏi về việc tiêm loại insulin nào, tiêm liều lượng ra sao, những khác biệt trong mục tiêu của HbA1C là gì? Có quản lý tốt không hay làm gì để quản lý đường huyết tốt hơn?

+ Ngay cả khi bạn có cảm giác cảm lạnh hay triệu chứng tiêu hóa và không thể ăn uống, hãy tiêm liều lượng như bình thường hoặc liều lượng bằng 1/2!

Khi bạn bị ốm, tác dụng của insulin sẽ yếu đi. Nếu không tiêm insulin, đường huyết cao sẽ trở nên nghiêm trọng, nguy hiểm. Điều này khiến bạn rơi vào tình trạng hôn mê. Bên cạnh đó, khi bị sốt, để chống mất nước, cần bổ sung nước.

+ Tuyệt đối không ăn vặt!

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 mất khả năng tự tiết insulin bổ sung. Ăn vặt sẽ có những tác hại ngoài dự đoán và làm rối loạn kiểm soát. Hãy ăn lượng thức ăn đầy đủ vào bữa ăn và không nên ăn ngoài.

Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin 6
Tuyệt đối không ăn các loại đồ ăn vặt

+ Không được dùng insulin đông lạnh ngay cả khi được rã đông

Các chế phẩm insulin được sử dụng không có vấn đề nếu đặt trong phòng trừ khi nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc một nơi đặc biệt nóng như gần thiết bị sưởi ấm.

Insulin chưa sử dụng được bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên khi insulin bị đóng băng sẽ bị biến chất. Vì vậy hãy để những nơi không có nguy cơ bị đóng băng.

Ngoài ra, các thiết bị dạng bút hay dạng kim tiêm, nếu để trong tủ lạnh sẽ bị kết băng và trở nên khó thao tác.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng không...
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tình trạng kiểm soát đường...
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin cần có chế độ chăm sóc...
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Hầu hết những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin đều có thể...
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu tăng cao sau bữa...
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Đại học Yale của Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu về...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường