Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Đây là nghiên cứu được tài trợ bởi Viện sức khỏe quốc gia (NIH) và Quỹ tiểu đường vị thành niên quốc tế (JDRF). Nghiên cứu này lần đầu tiên cho thấy liệu pháp miễn dịch có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 1 trong hơn hai năm.
Danh mục nội dung
Phát triển các phương pháp điều trị ngăn chặn sự phá hủy các tế bào β
Giáo sư Kevan Herold thuộc Khoa Miễn dịch và Nội tiết tại Khoa y Đại học Yale đã tiến hành một nghiên cứu về “thử nghiệm bệnh tiểu đường tuýp 1”. Ông sử dụng đối chứng giả dược là thuốc teplizumab để ngăn chặn sự phá hủy tế bào β do tự miễn dịch.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thuốc teplizumab nhắm vào thống miễn dịch có thể kiểm soát sự khởi phát bệnh ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa “Tạp chí y tế New England (NEJM)” và được trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 79 của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ vào tháng 6 tại San Francisco.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi các tế bào của tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy bởi khả năng tự miễn dịch. Ở Mỹ có hơn 1 triệu người mắc bệnh nhưng hiện nay chưa có phương pháp điều trị tận gốc nào, người bệnh mới chỉ tiêm insulin để duy trì kiểm soát đường huyết.
Nghiên cứu thử nghiệm được bắt đầu vào năm 2011 và chưa có trường hợp nào phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 nhưng có 76 người tham gia gồm cả nam và từ 8 – 49 tuổi có khả năng cao mắc bệnh trong tương lai.
Tất cả những người tham gia được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 1. Đây là những người có người thân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 như cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác, anh em họ hàng và đã tham gia vào các nghiên cứu trước đây về lộ trình phòng ngừa và được kiểm tra các tự kháng thể liên quan đến bệnh tiểu đường.
Thành công đầu tiên trong việc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 1
Một nửa số người tham gia đã được tiêm teplizumab vào tĩnh mạch trong 14 ngày và nửa còn lại được tiêm giả dược. Sau đó họ được làm những cuộc kiểm tra cho đến khi bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát để biết được khả năng dung nạp glucose thông qua các xét nghiệm.
Kết quả là, trong giai đoạn này tỷ lệ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 1 là 72% trong nhóm giả dược, 43% trong nhóm được điều trị bằng teplizumab. Thời gian trung bình khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1 là 24 tháng trong nhóm giả dược, là 48 tháng trong nhóm teplizumab.
Teplizumab là một kháng thể monoclonal, thuốc có tác dụng xác định chính xác và nhắm mục tiêu vào các kháng thể đánh dấu bề mặt tế bào. Monoclonal là một bản sao có nguồn gốc từ một tế bào sản xuất kháng thể duy nhất và teplizumab xác định một phân tử cụ thể của kháng thể đó rồi liên kết với một phân tử trên một tế bào T được gọi là CD3.
Các tế bào T có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và vi rút thường gây hại. Kháng thể bám vào bề mặt vi khuẩn và virus rồi thông báo cho các tế bào T về sự hiện diện của nó. Tuy nhiên, trong tiểu đường tuýp 1, các tế bào β lại sinh ra một loại kháng thể tự nhắm vào và tấn công chính nó. Teplizumab vô hiệu hóa các kháng thể này và làm suy yếu hoạt động của tế bào T.
Giáo sư Herald lần đầu tiên nói rằng liệu pháp miễn dịch này có thể trì hoãn sự khởi phát lâm sàng của bệnh tiểu đường tuýp 1.
Phát triển các phương pháp điều trị bảo vệ nhiều tế bào β hơn
Ở những bệnh nhân vừa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch chưa phá hủy hoàn toàn tế bào β và có tới 20% tế bào β vẫn còn sống. Nếu thực hiện các liệu pháp miễn dịch vào thời điểm được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1 thì có thể bảo vệ nhiều tế bào β hơn. Người ta cho rằng, nếu có nhiều tế bào β sản xuất insulin, việc kiểm soát đường huyết trở nên dễ dàng hơn và còn có thể bảo vệ khỏi các biến chứng nghiêm trọng. Trong tương lai, các liệu pháp làm tăng số lượng tế bào sống sót có thể được phát triển.
Giáo sư Herald cho biết: “Trong nghiên cứu này, phần lớn những người tham gia là thanh thiếu niên và thanh niên. Điều quan trọng là làm chậm sự tiến triển của những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 này”.
Nhìn chung, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1 giảm theo tuổi tác. Đối với nhiều bệnh nhi, sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 1 trùng với giai đoạn phát triển rất quan trọng. Nếu có thể trì hoãn được 1 năm, 2 năm hoặc 7 năm sự khởi phát bệnh có thể sẽ ngăn chặn được nguy cơ gây tổn thương tới giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên teplizumab có thể trì hoãn sự tấn công của hệ thống miễn dịch, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu sẽ theo dõi và điều tra những người tham gia nghiên cứu và sẽ khám phá những lợi ích của việc điều trị ở những người đã khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1.
Đối với những người không có các triệu chứng rõ rệt, người ta đang lên kế hoạch làm sáng tỏ những thay đổi đang xảy ra trong hệ thống miễn dịch. Từ đó, phát triển các phương pháp điều trị làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị nhắm vào hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 1.
Bạn đang xem bài viết: “Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)