Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Danh mục nội dung
1. Tự đo đường huyết (SMBG) là gì?
Việc điều trị bệnh tiểu đường về cơ bản là kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, đường huyết không phải lúc nào cũng ổn định và sự biến động của lượng đường trong máu sẽ hoàn toàn khác nhau tùy tình trạng từng người. Nếu bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng các loại thuốc như insulin hoặc thuốc uống, sự biến động của đường huyết sẽ phức tạp hơn.
Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cần theo dõi sự biến động của đường huyết và kiểm tra xem liệu việc kiểm soát đã được thực hiện đúng hay chưa. Đặc biệt, với liệu pháp insulin, cần phải điều chỉnh insulin và chế độ ăn tùy thuộc vào tình trạng đường huyết, vì vậy cần kiểm tra lượng đường trong máu cẩn thận. Phương pháp để kiểm tra đường huyết hàng ngày là tự đo đường huyết. Đo đường huyết – việc được cho rằng chỉ có thể thực hiện tại một cơ sở y tế thì bây giờ bệnh nhân có thể đo tại nhà bất cứ lúc nào và bất cứ thời gian nào, người bệnh sẽ nắm bắt được sự biến động đường huyết của mình. Và dựa vào giá trị đường huyết đo được, có thể điều chỉnh việc điều trị bệnh. Cách thức này giúp bệnh nhân có thể kiểm soát đường huyết chặt chẽ và gần với giá trị bình thường hơn. Năm 1976, đã có một nghiên cứu tiên phong về phương pháp này trên thế giới và đưa nó vào sử dụng thực tế.
Kết quả cho thấy rằng tự đo đường huyết là một phương tiện quan trọng để hỗ trợ điều trị bằng insulin, và đồng thời nó đã trở thành một “người hỗ trợ” đáng tin cậy để bệnh nhân có thể duy trì một đời sống xã hội không khác gì những người khỏe mạnh.
(*) SMBG: viết tắt của Self Monitoring of Blood Glucose, nghĩa là tự đo đường huyết
2. Tự đo đường huyết có rất nhiều lợi ích
Nếu tự đo đường huyết, bệnh nhân có thể biết rất nhiều thứ về tình trạng đường huyết của bản thân. Khi có sự hiểu biết sâu sắc hơn về đường huyết như các vấn đề ảnh hưởng đến đường huyết, mối quan hệ của đường huyết với tình trạng bệnh, nội dung điều trị có thể được điều chỉnh phù hợp.
Tự đo đường huyết giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu được cải thiện hơn nữa, trong thời gian ngắn sẽ giúp tránh các biến chứng cấp tính như hạ đường huyết và nhiễm toan ceton do tiểu đường và lâu dài sẽ giúp ngăn ngừa sự khởi phát và tiến triển của các biến chứng mãn tính như bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thận do tiểu đường.
Lợi ích của việc tự đo đường huyết (đối với bệnh nhân)
(1) Bệnh nhân hiểu được mối tương quan giữa lối sống hàng ngày và chỉ số đường huyết trong thời gian thực
(2) Có thể kiểm soát đường huyết chặt chẽ
(3) Có thể thực hiện liệu pháp tự tiêm hiệu quả (insulin, incretin)
(4) Phòng ngừa sự tiến triển của các biến chứng cấp tính và mãn tính
(5) Giảm số lần đến viện và nhập viện
(6) Tạo động lực để tăng cường kiểm soát đường huyết tốt
(7) Hiểu biết rõ hơn về bệnh, động lực điều trị được đẩy mạnh
(8) Có thể lên kế hoạch mang thai / sinh con an toàn
(9) Cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày và có thể chủ động trong cuộc sống
3. Tự đo đường huyết có hiệu quả trong trường hợp nào?
Có thể nói tự đo đường huyết có hiệu quả đối với tất cả những người có đường huyết không ổn định. Đặc biệt, bệnh nhân cần bổ sung insulin (liệu pháp insulin) từ bên ngoài, bất kể là bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, việc tự đo đường huyết là không thể thiếu.
Dù bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc uống hoặc chỉ điều trị bằng liệu pháp ăn uống, nếu hiệu quả điều trị không được cải thiện, tự đo đường huyết sẽ là một phương tiện hiệu quả để tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, tự đo đường huyết cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân đang hướng đến việc kiểm soát đường huyết chính xác hơn nữa. Với những ý nghĩa như vậy, tự đo đường huyết có thể được coi là một phương tiện hiệu quả cho tất cả những người mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên hiện nay, tự đo đường huyết bị giới hạn với những người áp dụng bảo hiểm y tế (xem phần Hỏi & đáp).
Trường hợp tự đo đường huyết đặc biệt có hiệu quả
– Những bệnh nhân đang điều trị tự tiêm thuốc
(Cả hai bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2)
– Khi mang thai hoặc có dự định mang thai
– Khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường (sick day)
– Khi bệnh nhân đang thực hiện liệu pháp insulin chuyên dụng như liệu pháp bơm
– Khi cảm thấy tình trạng bản thân khác với bình thường
4. Thực tế việc tự đo đường huyết
4.1 Đo như thế nào? (phương pháp, mục tiêu, số lần)
Có hai điểm chú ý khi đo lượng đường trong máu. Thứ nhất là người đo cần phải biết sự biến động của lượng đường trong máu của bản thân trong 24 giờ một ngày để kiểm tra tình trạng kiểm soát. Thứ hai, vì lượng đường trong máu biến động chủ yếu do chế độ ăn uống, vận động, căng thẳng,…nên cần đặc biệt là kiểm tra những yếu tố ảnh hưởng này. Từ những điểm này, cũng có mô hình cơ bản (bảng dưới) thiết lập các điểm đo chủ yếu dựa trên các bữa ăn.
Tuy nhiên, nếu có 100 bệnh nhân thì sẽ có 100 cách điều trị khác nhau và cách đo đường huyết theo đó cũng khác nhau, vì vậy điều quan trọng là không rập khuôn theo mô hình cơ bản mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân.
Thông thường, người ta thường thử nghiệm khoảng 2 đến 4 tuần để xem xét và điều chỉnh các kết quả thu được. Ngoài ra, về biện pháp xử lý khẩn cấp trong trường hợp kiểm soát không tốt và việc điều chỉnh về lượng insulin, lượng ăn uống, bác sĩ sẽ quyết định phạm vi cho phép và biện pháp xử lý cụ thể.
Trên thực tế, khi hạ đường huyết bất ngờ hoặc kiểm soát đường huyết không tốt xảy ra, điều quan trọng là luôn luôn suy nghĩ về nguyên nhân và tận dụng để kiểm soát đường huyết tốt hơn sau này. Khi lặp lại việc vừa thử nghiệm vừa thay đổi như vậy trong một vài tháng, bản thân người đo có thể dần dần nắm bắt được xu hướng đường huyết của bản thân và điều chỉnh việc kiểm soát.
Mô hình cơ bản về các điểm đo
Tiêm insulin | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối | Ngủ | |||||
Trước | Sau | Trước | Sau | Trước | Sau | Trước | Đêm | Sáng sớm | |
1 lần/ ngày | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ||
2 lần/ngày
(chia 2 phần, tiêm hỗn hợp) |
● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● |
3~4 lần/ ngày
(chia 3~4 phần, tiêm hỗn hợp) |
● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● |
● Cần thiết ● Nếu có thể sẽ tốt ● Tùy trường hợp cần thiết
4.2 Đo để làm gì? (ghi lại, phản hồi)
Bệnh nhân nên có thói quen ghi lại số liệu trong mỗi lần đo đường huyết của mình và xem xét cùng với bác sĩ tại thời điểm khám bệnh. Bác sĩ sẽ đánh giá tổng hợp dữ liệu này và kết quả kiểm tra HbA1c (giá trị kiểm tra tương đương với chỉ số đường huyết trung bình trong một hoặc hai tháng qua) được đo tại thời điểm khám bệnh, quyết định phương hướng trong tương lai, thiết lập hướng dẫn, điều chỉnh phương pháp điều trị và mục tiêu tiếp theo.
Hãy kiểm tra việc kiểm soát đường huyết của bản thân
– Tiêu chuẩn kiểm soát và đánh giá –
Giá trị mục tiêu của kiểm soát là khác nhau đối với mỗi bệnh nhân. Hình dưới đây là một tiêu chuẩn chung về giá trị mục tiêu của kiểm soát.
4.3 Đo bằng gì? (tiến bộ và đặc điểm của dụng cụ đo)
Với những tiến bộ gần đây về các dụng cụ đo đơn giản có thể dễ dàng tự đo đường huyết tại nhà, hiện nay đã có rất nhiều loại máy đo nhỏ gọn, nhẹ, thao tác đơn giản và dễ sử dụng. Nếu phân loại cụ thể, có thể chia thành hai loại sau đây.
Loại máy đo bằng điện cực: người bệnh cho lượng glucose trong máu được lấy mẫu phản ứng với glucose oxidase gắn với giấy quỳ và kết quả được đo bằng điện cực (phương pháp điện cực) và loại máy đo dựa trên sự thay đổi màu sắc của giấy quỳ (phương pháp dùng giấy quỳ).
Loại nào cũng được trang bị rất nhiều đặc trưng và tính năng hướng đến sự đo lường chính xác và dễ sử dụng như có thể đo chỉ với một lượng máu nhỏ, thời gian đo ngắn, không cần phải lau máu, thao tác dễ dàng (one touch),…
Những đổi mới công nghệ này đã giúp việc tự đo đường huyết dễ dàng hơn, giúp trẻ em và người cao tuổi cũng có thể tự đo đường huyết.
5. Hỏi & đáp
Câu hỏi: Sự khác biệt giữa đo lượng đường trong nước tiểu và đo đường huyết là gì?
Trả lời. Nếu đo đường huyết là đo lượng đường trong máu trực tiếp từ máu thì đo lượng đường trong nước tiểu là điều kiện để đánh giá xem đường huyết có cao hay không tùy thuộc vào sự thay đổi màu của giấy quỳ được ngâm trong nước tiểu nên đo lượng đường trong nước tiểu có thể được cho là một phương pháp để ước tính gián tiếp chỉ số đường huyết. Đo lượng đường trong nước tiểu có ưu điểm là không gây đau như lấy máu, nhưng mặt khác, do đường trong nước tiểu không xuất hiện trừ khi lượng đường trong máu vượt quá khoảng 160~180 mg/dL (có sự khác biệt riêng biệt), vì vậy nếu đường huyết ít hơn mức trên, kết quả đường nước tiểu đều là âm tính.
Máy đo lượng đường trong nước tiểu kỹ thuật số (Tanita) giúp khắc phục vấn đề này. Vì máy cho thấy lượng đường trong nước tiểu từ 0~2000 mg/dL, nên có vai trò trong việc đánh giá hiệu quả của chế độ ăn uống, vận động và thuốc điều trị. Máy được khuyến khích cho kiểm soát bệnh tiểu đường nhẹ bao gồm cả loại tiền tiểu đường.
Câu hỏi: Cách đo đường huyết chính xác hơn là gì?
Trả lời. Điều quan trọng là phải tuân theo các phương pháp đo được quy định. Những điểm sai lầm phổ biến được chỉ ra là không tuân thủ theo thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản của giấy quỳ, không rửa tay trước khi lấy máu (hoặc tay chưa khô), không lấy đúng lượng máu cần thiết để đo, đo ở nơi cực kỳ lạnh (hoặc nóng). Phương pháp bảo quản của giấy quỳ, lượng máu cần lấy để đo, nhiệt độ môi trường có thể sử dụng,…khác nhau đối với từng thiết bị đo, vì vậy hãy kiểm tra trước khi sử dụng. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về kết quả đo, vui lòng hỏi bác sĩ/ nhân viên y tế.
Câu hỏi: Bệnh nhân áp dụng bảo hiểm y tế có thể tự đo đường huyết không?
Trả lời. Đối với những bệnh nhân đang tự tiêm thuốc như insulin, số lượng giấy quỳ kiểm tra đường huyết sẽ được trợ cấp từ bảo hiểm tùy theo số lần đo mỗi ngày được bác sĩ hướng dẫn. Ngoài ra, các dụng cụ đo đơn giản, kim đâm dụng cụ đâm,…cần thiết để đo lường cũng đủ điều kiện nhận trợ cấp từ bảo hiểm.
Đối với những bệnh nhân không thực hiện liệu pháp tự tiêm, bảo hiểm y tế sẽ được áp dụng mỗi năm một lần tùy theo tình trạng bệnh. Vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm và cách sử dụng.
Ngoài ra, số tiền tự trả ngoài phần bảo hiểm sẽ bị khấu trừ chi phí y tế khi khai báo cuối cùng.
6. 5 đề xuất đẩy mạnh hiệu quả
(1) Lấy mẫu máu không làm đau bụng hoặc cánh tay
Khi lấy mẫu máu để đo, người ta thường lấy ở đầu ngón tay, tuy nhiên trường hợp người đo muốn giảm bớt đau đớn, hãy thử lấy máu ở phần đau ít hơn như lòng bàn tay, phần ngoài phía trên cánh tay, vách bụng.
(2) Cố gắng ghi chú thật nhiều
Ngoài việc ghi chép lại chỉ số đường huyết, người đo nên ghi chú mọi thứ bản thân nhận thấy. Những ghi chú là một kho tàng các gợi ý để cải thiện kiểm soát tốt hơn.
(3) Nhanh chóng đạt mục tiêu, hạ đường huyết
Bệnh nhân càng cố gắng đạt được mức đường huyết lý tưởng sẽ có thể dẫn đến hạ đường huyết. Trước khi hạ đường huyết, nên tự đo đường huyết để phát hiện sớm, xử lý kịp thời và kiểm soát tốt hơn.
(4) Đo trước bữa ăn, sau bữa ăn
Làm thế nào để ức chế sự tăng đường huyết sau bữa ăn chính là chìa khóa để giảm HbA1c. Đo không chỉ trước bữa ăn mà còn sau bữa ăn là cách thức để kiểm soát đường huyết.
(5) Giữ thiết bị đo sạch, bảo quản cẩn thận
Thiết bị đo cần luôn chính xác. Thiết bị có vết máu bẩn hoặc hạt bụi nhỏ có thể gây ra hỏng hóc và sai lệch kết quả đo. Do đó người đo nên làm sạch sau khi sử dụng. Trường hợp mang theo khi ra ngoài nên bỏ vào túi chuyên dụng.
Bạn đang xem: Cách tự đo đường huyết tại chuyên mục kiểm soát lượng đường máu
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)