“Tiểu đường uống rượu được không?”
Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách uống rượu khi bị tiểu đường, thế nào là thích hợp khi uống rượu, những loại rượu có lượng đường thấp, những điểm lưu ý khi uống rượu đối với người mắc tiểu đường.
Danh mục nội dung
1. Dù bị tiểu đường cũng vẫn uống rượu được đúng không?
– Rượu sẽ làm ảnh hưởng tới đường huyết và những sự trao đổi chất trong cơ thể, cho nên tốt nhất là hạn chế uống rượu hết mức có thể.
– Dù bị tiểu đường, nhưng nếu bạn chưa có biến chứng gì nguy hiểm và vẫn đang kiểm soát đường huyết tốt thì có thể uống rượu với một lượng thích hợp.
– Vì tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau, cho nên tốt nhất trước khi uống rượu hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để biết lượng rượu thích hợp mà mình có thể uống.
– Rượu bia quá nhiều sẽ làm tổn thương gan, tụy nên không hề khuyến khích mọi người uống rượu.
1.1 Có thể uống một lượng rượu, bia thích hợp đối với bệnh nhân tiểu đường
Không phải cứ bị tiểu đường là hoàn toàn không thể uống rượu. Trong trường hợp người mắc tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết của mình và chưa có biến chứng gì nguy hiểm, có thể uống rượu với một lượng thích hợp.
Trong sách về chẩn đoán tiểu đường năm 2016 có ghi: “ lượng rượu thích hợp có thể uống một ngày là 20-25gram. 20gram rượu có thể tương đương với một vại bia (350ml), một cốc nhỏ rượu gạo (90ml), 1 ly rượu mạnh như whiskey, cognac….(180-200ml), 2 ly rượu vang ( 360-400ml).
Tuy nhiên, không phải ai cũng lấy mức 20g làm chuẩn được, phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh, các biến chứng của cơ thể như gan, tụy, v.v… một số trường hợp cần tuyệt đối kiêng rượu bia. Cho nên tốt nhất trước khi uống hãy bàn bạc lại với bác sỹ.
1.2 Những điều cần chú ý khi uống nhiều rượu
Hãy tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ, đừng uống quá mức vì lúc đó sẽ thực sự nguy hiểm. Khi uống quá nhiều rượu bia sẽ gây tổn thương tới gan, tụy, càng làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn rất nhiều, kéo theo nó sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, hãy tránh uống một lượng rượu bia quá lớn, và luôn luôn hỏi bác sỹ về lượng rượu có thể uống.
Xem ngay bài viết: Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
2. Lượng đường trong các loại rượu bia
– Bia, rượu nếp, rượu quê,v.v…. Gọi chung là rượu nấu – được làm từ gạo, lúa mạch, ngũ cốc nên sẽ chứa nhiều đường.
– Whiskey, cognac,v.v… gọi chung là rượu chưng cất – không có đường nhưng nồng độ cồn cao.
– Rượu mơ, táo mèo,v.v…. Gọi chung là rượu ngâm – loại này được bổ sung glucose từ hoa quả tiết ra nên cũng chứa nhiều đường.
Có rất nhiều loại rượu được bày bán, chắc chắn rượu bia sẽ có cồn nhưng không phải loại nào cũng có đường (glucose). Tùy thuộc vào loại rượu, sẽ có loại chủ yếu là cacbonhidrates, sẽ có loại thêm hoa quả, hay có thêm đường ( glucose). Sau khi biết được lượng rượu phù hợp cần uống, ta cũng nên xác định xem thành phần rượu, từ đó chọn loại rượu để nhận được lượng năng lượng phù hợp nhất, tránh các biến chứng, tác hại xấu có thể xảy ra.
2.1 Rượu nấu
Là loại cần đặc biệt chú ý vì chứa nhiều đường, nhiều năng lượng, dù thế nào cũng hãy hạn chế và đặc biệt chú ý khi uống.
– Bia
– Rượu nếp
– Rượu Sake
– Rượu Thiêu Hưng (Trung Quốc)
2.2 Rượu chưng cất
Rượu chưng cất là rượu nấu được gia nhiệt để bay bớt hơi đi, sau đó phần hơi này sẽ được làm lạnh, chính vì thế mà đường trong rượu sẽ mất đi. Người bị tiểu đường có thể cảm thấy không vấn đề gì nhưng rượu vẫn có calo, và rượu nặng (nồng độ cao) sẽ ảnh hưởng không tốt tới cơ thể. Tốt nhất là hạn chế uống, nếu phải uống thì hãy uống đúng liều lượng phù hợp với cơ thể.
– Whiskey
– Vodka
– Blandy
– Cognac
….
2.3 Rượu ngâm
Rượu ngâm có thể là rượu nấu hoặc rượu chưng cất, được ngâm thêm hoa quả, hoặc có thêm đường trong đó. Chính vì thế, trong rượu ngâm có nhiều đường, lượng calo cũng cao. Những người mắc tiểu đường cần đặc biệt chú ý loại này.
– Rượu mơ
– Rượu chuối
– Rượu táo mèo
– Rượu sáp ong
– Rượu vang
…
ĐỪNG CHỦ QUAN! Bệnh nhân tiểu đường cần Hiểu đúng về các biến chứng của bệnh tiểu đường để phòng tránh
3. Những điều cần chú ý khi uống rượu đối với người mắc tiểu đường.
– Trước khi uống rượu hãy chú ý đến mục “ thành phần” có trong rượu, từ đó hãy xem xét chọn loại có lượng đường và lượng calo thấp
– Món nhắm cũng cần xem xét, tốt nhất là những thực vật ít calo, ít đường, ít béo như đậu phụ, các loại đậu hạt,v.v…
– Những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc hoặc tiêm insulin có thể dễ bị hạ đường huyết.
– Uống rượu trước khi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, từ đó có thể làm tình trạng các bệnh trở nên xấu hơn, trong đó có tiểu đường, động mạch vành.
3.1 Chọn loại rượu có lượng đường và lượng calo thấp
Như đề cập ở mục trên, chúng ta có thể biết sơ qua được những loại rượu hiện nay. Nhưng tốt nhất trước khi chọn rượu, mọi người nên để ý tới thành phần dinh dưỡng có thể được viết phía sau chai rượu (nếu có). Sau khi cân nhắc, hãy chọn loại rượu có lượng đường, lượng calo (nhiệt lượng) thấp nhé.
Gần đây, các hãng đã bắt đầu sản xuất loại bia rượu có “lượng đường = 0”, nếu được thì hãy chọn những loại này nhé. Tuy nhiên, dù trên quảng cáo có thể ghi như thế nhưng thực tế không hẳn là không có đường. Theo như sách “ Hướng dẫn ghi nhãn hiệu dựa trên luật thực phẩm” có ghi : nếu cứ 100g thức ăn, 100g nước uống có chứa dưới 0.5g đường thì có thể ghi là Lượng đường = 0. Chính vì vậy, dù ghi như thế nhưng mọi người cũng nên hạn chế, đừng uống nhiều quá nhé.
3.2 Chọn món nhậu
Khi uống rượu vào bạn sẽ cảm giác thèm ăn hơn, và cũng có rất nhiều trường hợp đã ăn quá nhiều so với khả năng của mình. Khi chọn đồ, mọi người nên tránh những món chiên, rán, đồ nhiều dầu mỡ, các món chứa nhiều tinh bột như cơm, pizza, mỳ, phở… và tránh những đồ ăn nhanh.
Ví dụ mọi người có thể chọn đậu phụ thay thế thịt như một món ít chất béo mà lại giàu protein, cá nướng, salad gà, những thực phẩm nhiều đạm ít béo, nhiều vitamin.
Những người mắc tiểu đường có thể học cách quản lý bữa ăn của mình để có thể kiểm soát đường huyết một cách tối ưu. Nếu có gì khó khăn, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ xem sao nữa nhé.
3.3 Uống rượu trước khi ngủ sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ
Đã có nghiên cứu rõ ràng về việc uống rượu trước khi ngủ sẽ làm chất lượng giấc ngủ xấu đi.
Khi chất lượng giấc ngủ của bạn không tốt, nhịp sinh học sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nó không chỉ ảnh hưởng xấu tới bệnh tiểu đường mà còn tới cả những bệnh tim mạch như đau thắt ngực, xơ cứng động mạch vành, hoặc nhồi máu cơ tim,v.v…
Tốt nhất nếu có thể thì hãy tránh uống rượu trước khi đi ngủ.
Một điều quan trọng nữa, mọi người khi uống rượu thì cũng nên uống nước kèm theo để cân bằng lượng nước trong cơ thể, giúp thải bớt phần độc hại từ rượu nhé.
Bài viết hữu ích:
4. Uống rượu vừa phải sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường
– Tiểu đường uống rượu được không? Người mắc bệnh tiểu đường hầu hết sẽ phải “hạn chế hoặc cấm uống rượu”.
– Tuy nhiên, đã có báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng người tiểu đường tuýp 2 nếu uống rượu có chừng mực (lượng thích hợp) sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh.
– Chính xác thì uống quá nhiều rượu, uống quá mức sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hãy hạn chế hoặc uống rượu với một lượng vừa phải.
Đã có nhiều nghiên cứu báo cáo rằng, với một liều lượng thích hợp, người tiểu đường tuýp 2 (type 2) có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Trong thực tế, đã có một nghiên cứu trên những người trưởng thành về lượng rượu tiêu thụ và sự phát triển của tiểu đường tuýp 2. Theo như báo cáo, so sánh giữa những người không uống rượu và những người đàn ông uống khoảng 138g rượu một tuần giảm 43%, những người phụ nữ uống 208g một tuần giảm 58%.
Những giải đáp về tiểu đường uống rượu được không ở trên đây cho biết rằng nếu uống rượu có chừng mực, uống một lượng thích hợp thì việc tiểu đường tuýp 2 giảm nguy cơ phát triển là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên đó chỉ là thống kê chứ chưa thực sự biết rõ nguyên nhân chính xác.
Bạn đang xem bài viết: Tiểu đường uống rượu được không? Người tiểu đường uống từng loại rượu khác nhau thì như thế nào? tại Chuyên mục Đồ uống
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)