Người mắc bệnh tiểu đường sẽ suy giảm chức năng nhận thức?
Danh mục nội dung
1. Người có lượng đường trong máu cao dễ bị suy giảm chức năng nhận thức
Suy giảm chức năng nhận thức là những thay đổi trong khả năng tinh thần như khả năng ghi nhớ, sự tập trung và khả năng đưa ra quyết định. Những người bị suy giảm chức năng nhận thức được cho là có nguy cơ cao mắc chứng suy giảm trí nhớ.
Một nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London tại Vương quốc Anh đã cho thấy rằng những người có giá trị phản ánh mức đường huyết trung bình trong 1-2 tháng qua HbA1c cao hơn thường dễ bị suy giảm nhận thức. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Diabetologia” của Hiệp hội Tiểu đường Châu Âu (EASD). Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 5.189 nam nữ tham gia vào một nghiên cứu quy mô lớn có tên là English Longitudinal Study of Ageing (ELSA) được thực hiện với đối tượng là những người Anh trên 50 tuổi. Nghiên cứu được thực hiện để điều tra tình hình sức khỏe, xã hội, phúc lợi và kinh tế của người cao tuổi. Độ tuổi trung bình của những người tham gia này là 65,6 tuổi với 55,1% phụ nữ và giá trị HbA1c dao động từ 3,6% đến 13,7%. Những người tham gia nghiên cứu đã tiếp nhận kiểm tra y tế 2 năm một lần từ năm 2004~2014 và kiểm tra chức năng nhận thức.
>> Xem thêm video 3 phút học về bệnh tiểu đường: “Chỉ số HbA1c”
2. Kiểm soát đường huyết tốt sẽ ức chế sự suy giảm nhận thức
Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng so với những người có giá trị kiểm soát đường huyết bình thường, chức năng nhận thức giảm theo tuổi ở những người có giá trị đường huyết cao. Việc suy giảm nhận thức có liên quan trực tiếp đến giá trị HbA1c và người có giá trị HbA1c càng cao thì chức năng nhận thức càng dễ bị suy giảm. Và sự liên quan này cũng được nhận thấy ở giai đoạn nhóm tiền tiểu đường.
“Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vấn đề liên quan nhất đến sự suy giảm nhận thức có lẽ là kiểm soát đường huyết. Kiểm soát đường huyết tốt hoặc làm chậm sự khởi phát bệnh tiểu đường có thể làm giảm bớt sự tiến triển của tình trạng suy giảm chức năng nhận thức”. Ông Wach Schen thuộc Khoa Y tế Công cộng Đại học Hoàng gia London cho biết.
Ông Wach Schen nói “Nếu bệnh tiểu đường gây suy giảm nhận thức thì cần xác nhận qua một nghiên cứu trong tương lai về những quá trình sinh học như thế nào thúc đẩy tình trạng này. Bệnh nhân tiểu đường cần làm gì để duy trì não bộ khỏe mạnh?“.
“Ngoài kiểm soát đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần duy trì cân nặng khỏe mạnh, chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, hạn chế uống rượu, cai thuốc lá, thói quen vận động, kiểm soát huyết áp“. Emily Burns thuộc Hiệp hội Tiểu đường Anh cho biết.
Bạn đang xem bài viết: “Người mắc bệnh tiểu đường sẽ suy giảm chức năng nhận thức?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
Gợi ý những bài viết về kiểm soát đường huyết cho mọi người:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)