Phát hiện cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer
Danh mục nội dung
1. Cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer
Nhóm nghiên cứu cho biết “tính kháng insulin” là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer ở những người mắc bệnh tiểu đường. Theo đó, khi duy trì thực hiện chế độ ăn nhiều chất béo bất kể sự suy giảm chức năng của insulin, có thể sẽ xuất hiện căng thẳng chuyển hóa xảy ra trong não và sự tích lũy protein amyloid β dẫn đến tình trạng phát triển bệnh Alzheimer.
Trong não của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, các peptide độc hại có tên là amyloid β cô đặc lại trong hơn 10 năm trước khi chức năng nhận thức suy giảm và các mảng lão hóa được tích tụ. Vì sự tích lũy amyloid β là yếu tố nguyên nhân của bệnh Alzheimer, nên việc điều trị và phòng ngừa sự tích lũy này là rất cần thiết.
Mặt khác, tính kháng insulin là tình trạng insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu không thể tác động lên các cơ quan và đây là tình trạng phổ biến ở bệnh tiểu đường tuýp 2. Các yếu tố như chế độ ăn nhiều chất béo, béo phì, thiếu vận động…là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mãn tính và căng thẳng trong các cơ quan liên quan đến chuyển hóa như mô mỡ, gan, cơ và khiến tín hiệu truyền insulin vào tế bào bị ức chế.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tính kháng insulin cũng xảy ra trong não và ở não của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, insulin không thể tạo ra sự truyền tín hiệu thụ thể thành công, tuy nhiên cơ chế cụ thể vẫn chưa được làm rõ.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm tập trung vào vấn đề “tổn thương tín hiệu insulin” như một cơ chế liên kết bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer.
Trong các tế bào, tín hiệu (thông tin) được truyền đến các loại tín hiệu khác để tế bào có thể hoạt động bình thường. Insulin đóng vai trò cần thiết trong việc kiểm soát năng lượng như glucose và lipid. Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer được cho là do sự phá vỡ các tín hiệu insulin trong não.
Nhóm nghiên cứu đã điều tra sự tích lũy amyloid β và sự hình thành tính kháng insulin do chế độ ăn nhiều chất béo hoặc do thiếu “IRS-2” quan trọng đối với việc truyền tín hiệu insulin ở những con chuột thử nghiệm có amyloid β tích lũy dưới dạng các mảng amyloid trong não khi chúng già đi. IRS-2 là chất nền thụ thể đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu nội bào của insulin.
Kết quả là, khi chuột được cung cấp chế độ ăn nhiều chất béo liên tục, các tín hiệu viêm và tín hiệu căng thẳng trong các cơ quan tăng lên, gây ra tình trạng kháng insulin trong não và sự tích lũy amyloid β cũng tăng lên.
Ngoài ra, nếu chuột chỉ bị thiếu IRS-2 thì sẽ không làm tăng lượng amyloid β, nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu tiếp tục duy trì chế độ ăn nhiều chất béo, tình trạng bệnh tiểu đường sẽ chuyển biến xấu hơn và làm tăng sự tích lũy amyloid β.
2. Kỳ vọng phương pháp phòng ngừa Alzheimer bằng loại bỏ tính kháng insulin
Thử nghiệm trên cho thấy chỉ có tính kháng insulin gây ra bởi chế độ ăn uống mới thúc đẩy sự khởi phát của bệnh Alzheimer. Do đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress chuyển hóa, một yếu tố nguyên nhân của tính kháng insulin, rất quan trọng trong sự khởi phát của bệnh Alzheimer, xác nhận nguyên nhân không phải do sự giảm tín hiệu insulin.
Ngay cả khi lượng amyloid β trong não tăng lên do thực hiện liên tục chế độ ăn nhiều chất béo, nhưng nếu sau đó hạn chế hấp thụ quá nhiều chất béo thì tính kháng insulin sẽ được cải thiện và sự tích lũy amyloid β trong não cũng giảm thấp.
Ngoài ra, để làm sáng tỏ động thái của insulin và amyloid β trong não, nghiên cứu cũng tiến hành điều tra các protein trong các khoảng gian bào của não. Kết quả cho thấy khi bị khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 do ăn nhiều chất béo, sự giảm di chuyển insulin từ máu vào não là nguyên nhân của tình trạng kháng insulin này. Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi bị bệnh tiểu đường, tốc độ loại bỏ amyloid β giảm và sự tích lũy của amyloid β tăng lên.
Trước kia, cơ chế khởi phát bệnh Alzheimer chưa được làm rõ và chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng việc phát hiện tính kháng insulin có liên quan đến sự khởi phát bệnh Alzheimer có ý nghĩa rất lớn, giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở xây dựng các phương pháp phòng ngừa căn bệnh này.
Một nhóm nghiên cứu khác thực hiện bởi Giáo sư Takashi Kadowaki và Phó giáo sư Naoto Kubota từ Bệnh viện Đại học Tokyo cùng với sự hỗ trợ của Chương trình xúc tiến nghiên cứu chiến lược khoa học não bộ “Sự phát triển điều trị toàn diện bệnh Alzheimer dựa trên giả thuyết amyloid đột phá” của Cơ quan nghiên cứu và phát triển y khoa Nhật Bản (AMED) cũng cho biết: “Việc hướng đến nghiên cứu về sự căng thẳng mạng lưới nội chất và tình trạng viêm mãn tính ở các cơ quan ngoại vi, não có thể ngăn chặn sự hình thành amyloid β. Trong tương lai, bằng việc xác định các con đường cụ thể hơn của stress chuyển hóa và phát hiện ra các biện pháp can thiệp, chúng tôi hy vọng sẽ dẫn đến sự phát triển các phương pháp phòng ngừa và điều trị mới cho bệnh Alzheimer“.
Bạn đang xem bài viết: “Phát hiện cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer” tại Chuyên mục: “Tin tức“.
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)