Cách cơ bản điều trị bệnh gút – căn bệnh thường gặp ở độ tuổi 30
Bệnh gút là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nam giới, số bệnh nhân bị gút ở Nhật Bản là khoảng 1 triệu người, tăng gấp 4 lần trong vòng 25 năm. Bệnh gút trước kia chỉ được chẩn đoán ở những người ở độ tuổi 50 trở đi, tuy nhiên gần đây có nhiều người trong độ tuổi từ 30~40 bị bệnh gút. Phụ nữ cũng dễ bị bệnh gút do sau khi mãn kinh sự tiết hormone nữ giảm. Cần phòng ngừa và điều trị bệnh gút bằng chế độ ăn uống, vận động và thói quen hợp lý như hạn chế rượu bia, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều purin…
Danh mục nội dung
1. Bệnh gút vẫn tiến triển dần dần dù không có triệu chứng cơ năng
– Định nghĩa
Bệnh gút hay còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh gây ra bởi sự gia tăng “axit uric” trong cơ thể. Khi hàm lượng axit uric trong máu vượt quá 7,0 mg/dL, tình trạng này được chẩn đoán là “axit uric máu cao”. Hàm lượng axit uric cao có xu hướng gây ra bệnh gút.
– Triệu chứng
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh gút là đau và sưng khớp. Các triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, nhưng thường là các khớp bàn chân, phổ biến nhất là khớp của ngón chân cái. Bệnh khiến các khớp bị sưng đỏ, gây ra những cơn đau dữ dội và gây khó khăn cho việc đi lại.
– Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh gút là do axit uric, đây là axit được tạo ra từ các axit nucleic trong cơ thể. Nếu cơ chế cân bằng giữa sản sinh và bài tiết hoạt động bình thường, hàm lượng axit uric sẽ không đổi. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric hoặc giảm lượng bài tiết axit uric vì một lý do nào đó, hàm lượng axit uric trong máu tăng lên và người đó được được chẩn đoán là axit uric máu cao.
Hàm lượng axit uric tăng lên dẫn đến nồng độ axit trong máu cao, những axit uric chưa tan hoàn toàn sẽ kết tinh, ứ đọng trong khớp và tích tụ trong một thời gian dài thường ở các vị trí như thận, mang tai, khớp tay chân.
Ngay cả trong trường hợp người bệnh không có các triệu chứng cơ năng, “tinh thể axit uric” có thể đã xuất hiện và dẫn đến “tình trạng nguy cơ cao” gây ảnh hưởng xấu đối với cơ thể.
Khi người bệnh được chẩn đoán axit uric máu cao, điều này không có nghĩa bệnh gút sẽ khởi phát ngay. Có nghĩa là, đối với những người không có triệu chứng cơ năng không có nghĩa là không bị gút và nếu chủ quan, không cải thiện tình trạng axit uric máu cao, tinh thể axit uric sẽ tích tụ dần dần trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh khác nhau.
2. Cơ bản của phương pháp điều trị bệnh gút
Người bệnh điều trị bệnh gút cần cải thiện tình trạng axit uric máu cao và đây cũng là vấn đề bệnh nhân tiểu đường cũng cần chú trọng (người bệnh tiểu đường phần lớn là những người có hàm lượng axit uric cao). Việc điều trị tình trạng axit uric máu cao giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường nhưng ngược lại liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động điều trị bệnh tiểu đường cũng có tác động tích cực đến hàm lượng axit uric.
Trong điều trị tình trạng axit uric máu cao nhằm mục đích giảm hàm lượng axit uric xuống còn ≤7,0 mg/dL, trước hết tiến hành đưa ra những thay đổi về thói quen sống với trọng tâm như “liệu pháp ăn uống”, “hạn chế uống rượu” và “vận động hợp lý”.
– Hạn chế uống rượu
Để giữ cho hàm lượng axit uric ổn định, cần chú ý đến việc uống rượu và ăn uống. Bia rượu và tất cả các đồ uống có cồn đều chứa nhiều purin. Khi rượu được phân giải trong gan, sự phân giải purin cũng diễn ra và axit uric được sản sinh nhiều hơn. Hơn nữa, trong trường hợp uống một lượng lớn rượu, sự bài tiết axit uric từ thận bị cản trở, hàm lượng axit uric có xu hướng tăng lên.
– Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều purin
Purin là chất chứa trong tế bào thực phẩm. Những người khỏe mạnh không cần lo lắng về lượng hấp thụ purin, nhưng những người có hàm lượng axit uric cao nên hạn chế lượng hấp thụ purin trong 1 ngày trong khoảng 400 mg.
Gan và cá khô là những thực phẩm có chứa nhiều purin vì đó là một cơ quan hoạt động trao đổi chất, chứa nhiều tế bào và purin.
– Giảm cân và cải thiện béo phì
Khi bị béo phì, insulin – hormon làm giảm lượng đường trong máu trở nên kém hiệu quả hơn. Cơ thể tiếp tục tăng lượng insulin tiết ra để giảm lượng đường trong máu. Tình trạng này được gọi là “kháng insulin” và cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gút.
Khi insulin tăng lên, các chất axit lactic dễ bị hấp thụ ở gan. Khi axit lactic tăng, cản trở sự tiết axit uric và hàm lượng acid uric có xu hướng tăng cao.
Cách hiệu quả để giảm tính kháng insulin là giảm cân và cải thiện béo phì. Những người bị béo phì có thể cải thiện hàm lượng axit uric bằng cách loại bỏ tình trạng béo phì.
Bạn đang xem bài viết: “Cách cơ bản điều trị bệnh gút – căn bệnh thường gặp ở độ tuổi 30” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)