Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Ngoài các yếu tố như cân nặng, chế độ sinh hoạt, ăn uống, di truyền… ô nhiễm môi trường cũng tác động không nhỏ đến tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường trên toàn cầu.

Năm 2016, Trường Y khoa Đại học Washington ở St Louis, Missouri, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về bệnh tiểu đường và mối liên hệ với ô nhiễm không khí. Theo đó, cứ 7 ca mắc bệnh tiểu đường thì có 1 ca do ô nhiễm không khí. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health và được coi là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để đo lường số ca bệnh tiểu đường xuất phát từ nguyên nhân ô nhiễm trên toàn thế giới.

Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường

Thông thường, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 đều bắt nguồn từ nguy cơ bệnh béo phì, di truyền, chế độ ăn uống…  tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh này lại bắt nguồn từ ô nhiễm không khí.

Cụ thể là, trong không khí tồn tại một dạng hạt mịn (PM) thải ra từ xe hơi, nhà máy và các phản ứng hóa học trong bầu khí quyển, di chuyển lơ lửng trong sương mù, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, mức độ nghiêm trọng có thể gây khó thở. Các hạt mịn này có nguy cơ làm giảm khả năng đáp ứng insulin nội tiết tố của cơ thể, gây ra “kháng insulin”, làm lượng đường trong máu tăng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, những người có thời gian bị nhiễm loại khí độc điôxít nitơ có trong không khí bị ô nhiễm càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường càng lớn.

Tháng 7/2018, The Lancet Planetary Health thông báo số liệu cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường do ô nhiễm môi trường lên đến 14% tổng số ca bệnh. Các yếu tố khác như cân nặng, di truyền, chế độ sinh hoạt… cũng đang dần gia tăng (có khoảng 422 triệu người hiện nay đang mắc tiểu đường loại hai, tăng 108 triệu người từ năm 1980). Đặc biệt là hầu hết các nước có tỷ lệ ô nhiễm cao như Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc tương đương cũng có số lượng người mắc bệnh tiểu đường cao. Điều đáng nói là ngay cả với quốc gia được đánh giá là có môi trường sạch như Mỹ cũng xếp ở vị trí khá cao trong danh sách.

Như vậy theo nghiên cứu này thì ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường.

Theo báo cáo gần đây, Hà Nội hiện đang là thành phố bị ô nhiễm không khí, đứng đầu thế giới. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội thường xuyên trên 200, là mức “cực kì có hại” cho sức khỏe. Trong khi đó, cùng ngày, hai thủ đô của Trung Quốc và Indonesia là Bắc Kinh và Jakarta lần lượt xếp thứ 2 và thứ 3, nhưng chỉ số AQI của cả hai đều dưới 200 (AQI là chỉ số đánh giá chất lượng không khí theo khu vực, giúp nhận biết không khí ở khu vực đó trong lành hay ô nhiễm đến mức nào, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào).

Tình trạng “giống như sương mù dày đặc” trong thời gian gần đây ở Hà Nội đang rơi vào mức báo động, tại hầu hết các quận trong khu vực nội thành, không khí đều bị ô nhiễm nghiêm trọng với hiện tượng mù dày đặc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giao thông khiến người đi đường khó di chuyển mà còn trực tiếp gây hại đến sức khỏe người dân trong đó có bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy người dân cần đặc biệt chú ý tuân thủ các biện pháp bảo vệ cơ thể, an toàn cho bản thân, phòng tránh tốt nhất việc xâm nhập của bụi mịn vào cơ thể.

Bạn đang xem bài viết:Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: Tin tức.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Kem đánh răng có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2?
Có thể mọi người đã từng nghe những yếu tố nguy cơ gây bệnh...
Phát hiện Osteocalcin – loại protein sinh ra từ xương giúp giảm lượng đường trong máu
Phát hiện của nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản về loại protein Osteocalcin sinh...
Phát triển loại thuốc điều trị tăng tế bào β. Hy vọng về phương pháp điều trị mới của bệnh tiểu đường
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Mount Sinai ở Hoa Kỳ...
Bệnh tiểu đường có lây không – tiểu đường lây qua đường nào?
Hiện nay, ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng...
Thuốc uống đưa insulin vào cơ thể thay thế cho phương pháp tiêm truyền thống
Trong điều trị tiểu đường, nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường phải tự...
Thiếu hụt vitamin B12 do thuốc trị tiểu đường Metformin
Đến nay, có 13 loại vitamin đã được liệt kê là chất dinh dưỡng...
Kem đánh răng có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2?
Phát hiện Osteocalcin – loại protein sinh ra từ xương giúp giảm lượng đường trong máu
Phát triển loại thuốc điều trị tăng tế bào β. Hy vọng về phương pháp điều trị mới của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có lây không – tiểu đường lây qua đường nào?
Thuốc uống đưa insulin vào cơ thể thay thế cho phương pháp tiêm truyền thống
Thiếu hụt vitamin B12 do thuốc trị tiểu đường Metformin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường