Chủ đề ngày Đái tháo đường Thế Giới (14/11) năm 2018 là “Gia đình và bệnh đái tháo đường”

Cỡ chữ:
A A
Ngày 14/11 được Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế Giới (IDF) chọn là ngày “Đái Tháo Đường Thế giới”. Trong ngày này, đã có sự tham gia của hơn 1 tỷ người mắc bệnh tiểu đường và nhân viên y tế từ hơn 230 Hiệp hội Đái tháo đường tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới.

Chủ đề về ngày Đái Tháo Đường Thế giới 2018 là “Gia đình và bệnh Đái tháo đường”.

1. Ngày 14/11 là ngày Đái Tháo Đường Thế Giới. Chủ đề năm 2018 “Gia Đình và bệnh Đái tháo đường”

Ngày Đái tháo đường thế giới được ra đời với mục đích nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường bởi bệnh tiểu đường đang là mối đe dọa mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Ngày này được Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng năm 1991, đến năm 2006, ngày 14/11 được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận là ngày Đái Tháo đường thế giới.

Ngày Đái tháo đường Thế giới được tổ chức vào ngày 14/11 để đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người đã cùng Charles Best đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra insulin năm 1992, một phương pháp điều trị tiểu đường đã có những tiến bộ đáng kể.

Chủ đề của Ngày Bệnh đái tháo đường thế giới 2018 là “Gia đình và Bệnh Đái tháo đường”.

Vòng tròn xanh” là biểu tượng của Ngày Đái tháo đường Thế Giới mang ý nghĩa lan rộng nhận thức về bệnh tiểu đường – căn bệnh có con số bệnh nhân liên tục gia tăng trên toàn thế giới và kêu gọi sự chung tay ngăn ngừa và thúc đẩy biện pháp đối phó từ phía mọi người.

Tại Nhật Bản, Hiệp hội Đái Tháo đường Nhật Bản đã thành lập “Ủy ban thực hiện Ngày Đái tháo đường Thế giới” và phát triển các hoạt động khác nhau về tiểu đường.

Chủ đề ngày Đái tháo đường thế giới 1
Chủ đề ngày Đái tháo đường thế giới năm 2018 là “Gia đình và bệnh Đái tháo đường”

2. Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến mọi gia đình

IDF lên kế hoạch một chiến dịch kéo dài hai năm với chủ đề “Gia đình và bệnh Đái tháo đường”, qua đó tuyên truyền và kêu gọi mọi người tham gia trên quy mô toàn cầu. Trọng tâm nhấn mạnh đến ▼ hiểu rằng bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình, cần phát triển mạng lưới hỗ trợ người bệnh ▼thúc đẩy vai trò của gia đình để kiểm soát bệnh tiểu đường, điều trị, phòng ngừa, giáo dục,…

Hiện nay có hơn 425 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với bệnh tiểu đường. Trong số đó, nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 đã có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển bằng cách thúc đẩy một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng, duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.

Để cải thiện các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục và y tế, thay đổi môi trường và lựa chọn lối sống lành mạnh.

Chủ đề ngày đái tháo đường thế giới 3
Nếu không điều trị bệnh sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Việc điều trị bệnh tiểu đường sẽ hiệu quả hơn nếu có sự hỗ trợ từ gia đình bệnh nhân

Cứ hai người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì một người chưa từng khám bệnh. Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, điều quan trọng là cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Đặc biệt, đối với loại tiểu đường tuýp 1, nếu không được chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Vì thế, cần phải hiểu rõ các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Đối với tất cả các loại bệnh tiểu đường bao gồm bệnh tiểu đường tuýp 1, gia đình bệnh nhân có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Ngoài ra cần lưu ý rằng, một người trong gia đình bị mắc bệnh tiểu đường thì những người khác cũng có nguy cơ bị tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được ngăn chặn bởi một lối sống lành mạnh. Các biện pháp để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường trong gia đình có thể thực hiện tại nhà.

Nếu gia đình bạn có thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, sẽ dễ dàng hơn trong việc ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Mặc khác, có những báo cáo cho rằng 70% trường hợp tử vong sớm do tiểu đường vì ảnh hưởng từ môi trường gia đình hình thành từ thời thơ ấu đến tuổi vị thành niên.

Chủ đề ngày đái tháo đường thế giới 2
Yêu cầu trong điều trị đái tháo đường (Bài viết: Ngày Đái tháo đường Thế Giới)

4. Chi phí điều trị bệnh tiểu đường tạo gánh nặng lên kinh tế gia đình

Chi phí y tế điều trị bệnh tiểu đường trở thành gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân mà còn về phía gia đình. Ở nhiều quốc gia, chi phí điều trị hay dùng các loại thuốc như insulin chiếm một nửa thu nhập trung bình của các hộ gia đình.

Để đảm bảo việc kiểm tra và điều trị đều đặn, ổn định, điều cần nhắm tới là phải giảm được chi phí y tế. Cần có các biện pháp mang tính toàn cầu để đảm bảo việc điều trị của bệnh nhân tại các cơ sở y tế, giảm giá thuốc điều trị cho bệnh tiểu đường và giảm gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân tiểu đường và gia đình của họ.

>> Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%

5. Tham gia chương trình giáo dục về bệnh tiểu đường tại nhà

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hỗ trợ các gia đình trong điều trị bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn đến cải thiện sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, gánh nặng tinh thần như căng thẳng cũng cản trở điều trị và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nhưng hiện tại, số lượng bệnh nhân tham gia chương trình giáo dục tiểu đường không quá 1 trong 2 người, và ở các gia đình có ít hơn 1 trong 4 người. Ngoài những người đang sống chung với bệnh tiểu đường, thì điều quan trọng là hỗ trợ từ phía gia đình của họ, giúp họ quản lý tốt hơn bệnh tiểu đường.

Các chuyên gia y tế cũng được yêu cầu phải có kiến thức và kỹ năng tốt để hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường và gia đình họ kiểm soát bệnh tiểu đường.

Chủ đề ngày đái tháo đường thế giới 4
Chủ đề Ngày Đái tháo đường Thế Giới: Mọi người nên có nhận thức rõ ràng về bệnh tiểu đường

Dữ liệu thống kê trên thế giới về bệnh tiểu đường

– Số người mắc tiểu đường trên thế giới là hơn 425 triệu người. Nghĩa là cứ 11 người thì 1 người bị bệnh tiểu đường.

– Số người mắc bệnh tiểu đường dự đoán sẽ tăng lên 522 triệu người vào năm 2030.

– Cứ 2 người mắc bệnh tiểu đường thì 1 người sẽ không biết là mình bị bệnh (nghĩa là 212 triệu người không đi kiểm tra bệnh tiểu đường). Việc điều trị muộn sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

– 132.600 trẻ em trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 mỗi năm. Số bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ở thanh niên (0 đến 19 tuổi) là 1.116.500 người.

– Có 20,9 triệu phụ nữ trên thế giới bị tăng đường huyết và khả năng dung nạp glucose kém trong thai kỳ. Con số này tương đương 1/6 trên phụ nữ mang thai.

– 2/3 người sống chung với tiểu đường là người cao tuổi. Số những trẻ tuổi bị tiểu đường ngày càng tăng.

– Năm 2017 có 4 triệu người chết do bệnh tiểu đường.

– Vào năm 2017, chi phí y tế điều trị bệnh tiểu đường trên toàn thế giới là 82 nghìn tỷ yên (727 tỷ đô la). Nhiều hơn chi phí quốc phòng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Làm sáng tỏ cơ chế đột biến Enpp1 liên quan đến các bệnh về xương và khởi phát bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã công bố cơ chế đột biến Enpp1...
Một nửa số bệnh tiểu đường tuýp 1 phát bệnh sau 30 tuổi
Từ trước đến nay, tiểu đường tuýp 1 vẫn thường được coi là căn...
Tạo ra tế bào sản xuất insulin từ tế bào gốc. Hy vọng trong điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1
Đại học California là đại học đầu tiên trên thế giới thành công trong...
Bệnh tiểu đường có lây không – tiểu đường lây qua đường nào?
Hiện nay, ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng...
Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Theo một cuộc khảo sát, hàng năm trên thế giới có 11 triệu người...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Làm sáng tỏ cơ chế đột biến Enpp1 liên quan đến các bệnh về xương và khởi phát bệnh tiểu đường
Một nửa số bệnh tiểu đường tuýp 1 phát bệnh sau 30 tuổi
Tạo ra tế bào sản xuất insulin từ tế bào gốc. Hy vọng trong điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường có lây không – tiểu đường lây qua đường nào?
Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường