Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp được không? Cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường?

Cỡ chữ:
A A
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp có thực sự hiệu quả? Bài thuốc chữa tiểu đường bằng đậu bắp là mẹo hay được dân gian truyền miệng để làm bài thuốc trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường. 1 số nghiên cứu cho rằng quả đậu bắp còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường như thế nào?

Quả đậu bắp là loại rau đã khá quen thuộc trong các bữa ăn của mọi gia đình. Đậu bắp được biết đến như 1 loại rau có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đã có một số bài viết thần thánh hóa “đậu bắp có thể chữa triệt để bệnh tiểu đường gồm tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ. Vậy có hay không cách chữa tiểu đường bằng đậu bắp ?

1. Quả đậu bắp là quả gì?

Quả đậu bắp hay trái đậu bắp còn có tên là mướp tây hay bắp chà.

Tên khoa học của quả đậu bắp là Hibiscus esculentus, họ Bông.

Hình dáng của quả đậu bắp thường tương tự như quả mướp nên còn gọi là mướp tây. Hạt quả đậu bắp có màu trắng như bắp ngô nên người ta còn gọi nó là bắp chà. Đây là loại cây giống đậu nhưng hạt giống bắp nên gọi là đậu bắp.

Trong 100g quả đậu bắp có chứa 660 UI vitamin A (13% nhu cầu hàng ngày); 0,2mg vitamin B1 (10%); vitamin C 21mg (35%); canxi 81mg(l0%); folacin 88mcg (44%); magiê 57mg (16%); thiamin 0,2mg (13%); ngoài ra còn có chứa kali và mangan.

Khi đun nóng trái đậu bắp lâu, chất nhầy trong trái đậu sẽ làm cho nước canh đặc hơn. Những người không thích ăn nhầy quá thì chỉ đun nóng trong một thời gian chốc lát chín vừa đủ thôi.

Đậu bắp giúp thanh nhiệt giải khát: đối với những người lao động dưới môi trường ngoài trời nắng gắt, mồ hôi ra nhiều dẫn tới khát nước và dễ bị cảm nắng. Đậu bắp có tác dụng thanh nhiệt và sinh tân dịch. Chính vì vậy, có thể nấu đậu bắp để vừa ăn vừa uống nước nấu đó rất phù hợp.

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp được không? Cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường? 1
Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp được không? Cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường? (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngĐể kiểm soát bệnh hiệu quả, bệnh nhân tiểu đường cần nắm rõ Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường

2. Những lợi ích khác của trái đậu bắp

Bên cạnh những tác dụng của đậu bắp nêu trên thì khi ăn những món chế biến từ quả đầu bắp trong mỗi bữa ăn sẽ mang tới khá nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích bổ ích khác cho sức khỏe của chúng ta.

– Đối với người ăn kiêng, người bị căng thẳng stress: Trong quả đậu bắp có chứa lượng ít calo phù hợp cho người ăn kiêng. Trong thành phần hạt đậu bắp chứa chất chống oxy hóa catechin, epicatechin, procyanidin B1, B2, quercetin và rutin có khả năng chống lại stress.

– Đối với phụ nữ mang thai: Quả đậu bắp chứa giàu folate. Đây được coi là 1 hợp chất tự nhiên quan trọng đối với đối tượng phụ nữ mang thai để giúp phát triển và duy trì những tế bào mới trong cơ thể.

– Ngăn ngừa bệnh thận, giảm nguy cơ suy thận: Theo 1 nghiên cứu cho biết rằng việc ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thận, nhất là giảm được nguy cơ đối với bệnh suy thận.

– Giúp làn da khỏe mạnh, hạn chế lão hóa da: Quả đậu bắp có chứa lượng lớn Vitamin C, vitamin C góp phần làm nên làn da khỏe mạnh, hạn chế tình trạng lão hóa da xảy ra.

– Giúp tiêu hóa khỏe mạnh: Đậu bắp có nhiều chất xơ, chính vì vậy đó là 1 lựa chọn tốt để có nhiều chất xơ, thúc đẩy một tiêu hóa khỏe mạnh.

– Hỗ trợ chữa tiểu đường bằng quả đậu bắp (nêu rõ tại mục 3)

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp được không? Cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường? 2
Lựa chọn những quả đậu bắp tươi không có vết thâm (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCập nhật tin tức: Phát triển loại thuốc điều trị tăng tế bào β. Hy vọng về phương pháp điều trị mới của bệnh tiểu đường

3. Tác dụng của đậu bắp trong điều trị tiểu đường

Từ lâu, theo quan điểm của Đông Nam dược thì đậu bắp đã được dân gian truyền kinh nghiệm cho nhau về cách chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp hay kết hợp đậu bắp cùng 1 vài thảo dược khác trong điều trị ổn định đường huyết mang lại hiệu quả rất tốt.

Những người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng đậu bắp trong thực đơn hàng ngày hoặc sử dụng thân hay lá và cả quả đậu bắp để phơi khô và sắc để uống nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Người tiểu đường cũng có thể sử dụng đậu bắp với 1 số thảo dược khác như khổ qua, lá ổi, lá sakê….trong chữa bệnh tiểu đường.

Riêng đối với bệnh nhân đái tháo đường, chất xơ sẽ giúp ổn định chỉ số đường huyết, kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, trong quả đậu bắp còn có chứa 1 lượng lớn chất nhầy. Loại chất nhầy này trong quả đậu bắp có lợi ích giúp nhuận tràng, giảm đau, giảm các vết loét trong chứng viêm sưng, còn chữa được bệnh viêm loét dạ dày. Hơn nữa, chất nhầy còn giúp hấp thu cholesterol của các loại thực phẩm và của muối mật. Chất nhầy này giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu các phân tử cholesterol vượt quá ngưỡng cho phép và đào thải theo phân ra bên ngoài, chính vì thế giảm được cholesterol trong máu.

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp được không? Cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường? 3
Đậu bắp giúp kiểm soát đường huyết (ảnh: Internet)

4. Có bài thuốc chữa tiểu đường bằng 2 quả đậu bắp không?

Gần đây, nhiều người đã truyền tai nhau về bài thuốc trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường hay cách chữa tiểu đường bằng bài thuốc dân gian chỉ với 2 quả đậu bắp bỏ đầu, bổ dọc và ngâm vào ly nước nguội để qua đêm.

Hôm sau, bệnh nhân tiểu đường chỉ cần vớt đậu bắp ra và uống nước ngâm trước khi ăn sáng. Kết quả sẽ giúp lượng đường trong máu sẽ giảm một cách bất ngờ chỉ trong 2 tuần.

Thực chất, đây là cách ngâm đậu bắp chữa tiểu đường truyền miệng, hoàn toàn không phải là bài thuốc cổ phương được lưu truyền trong sách y văn chính thống, cũng chưa có chứng nhận khoa học nào chứng minh về tính hiệu quả của nó trong điều trị bệnh tiểu đường.

Thế nhưng theo sự hướng dẫn của bài thuốc này về cách ngâm đậu bắp chữa tiểu đường thì khi ngâm đậu bắp sẽ lấy được chất nhầy của quả. Trong chất nhầy có chứa nhiều chất xơ và hoạt chất quan trọng giúp ổn định đường huyết.

Với lượng quả đậu bắp được sử dụng không quá nhiều, sẽ không gây độc hại nên người bệnh hoàn toàn có thể thử dùng.

Ngoài cách dùng quả đậu bắp tươi để chế biến thì, người bệnh cũng có thể điều trị bệnh tiểu đường bằng cách dùng thân, lá, quả đậu phơi khô lên và dùng kết hợp với 1 số thảo dược khác như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống.

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp được không? Cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường? 4
Kết hợp sử dụng đậu bắp là 1 số loại khác (ảnh: Internet)

Cách làm nước đậu bắp trị tiểu đường khá đơn giản. Nhiều người đã dùng thử bài thuốc này và khẳng định bài thuốc có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt.

Nhưng việc sử dụng đậu bắp là để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn. Bệnh nhân tuyệt đối không từ bỏ liệu trình điều trị bệnh của bác sĩ chỉ định để dùng đậu bắp hay bất cứ loại thảo dược nào vì điều đó vô cùng nguy hiểm.

5. Hướng dẫn cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường

Cách chữa tiểu đường bằng đậu bắp như thế nào hợp lý? Chọn những trái đậu bắp còn tươi rồi rửa sạch và cắt bỏ một tí phần đầu và phần đuôi, tiếp đến, bổ dọc thành hai rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm, sau đó vớt bỏ mấy trái đậu bắp ra và uống hết ly nước ngâm đó. Lượng đường trong máu sẽ giảm đáng kể chỉ sau 1 thời gian ngắn áp dụng.

6. Để có được các lợi ích tốt từ đậu bắp, cần lưu ý gì?

Nên chọn những quả đậu bắp tươi không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm. Khi chế biến đậu bắp, bạn nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nên nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp được không? Cách sử dụng đậu bắp cho người tiểu đường? 5
Nên lựa chọn những quả đậu bắp tươi nhất (ảnh: Internet)

Tóm lại, việc sử dụng đậu bắp là để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn chứ không có cách chữa bệnh tiểu đường bằng quả đậu bắp triệt để. Người bệnh tuyệt đối không từ bỏ liệu trình điều trị do bác sĩ chỉ định để dùng đậu bắp hoặc bất cứ loại thảo dược nào vì điều đó rất nguy hiểm.

Bạn đang xem bài viết: 【HƯỚNG DẪN】Chữa bệnh tiểu đường bằng QUẢ ĐẬU BẮP hiệu quả? tại Chuyên mục Ngân hàng câu hỏi cho người bệnh tiểu đường

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Socola (Chocolate) cải thiện bệnh tiểu đường ở phụ nữ mãn kinh? Cải thiện tình trạng kháng insulin
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Tokyo và Meiji đã công bố...
“Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?
Nghiên cứu “DiRECT” của Anh đã chỉ ra rằng nếu những bệnh nhân mắc...
Hỏi đáp về cuộc sống của trẻ em bị tiểu đường
Bài viết này là một bản tóm tắt câu trả lời của bác sĩ...
Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Phòng khám Cleveland tại Hoa Kỳ khảo sát những phụ nữ đã sinh con...
Axit pantothenic
Danh mục nội dungAxit pantothenic là gì?Axit pantothenic có hiệu quả gì?Những thực phẩm...
Quả tốt cho người tiểu đường
Do trong hoa quả chứa nhiều đường nên có lẽ nhiều người nghĩ rằng...
Socola (Chocolate) cải thiện bệnh tiểu đường ở phụ nữ mãn kinh? Cải thiện tình trạng kháng insulin
“Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?
Hỏi đáp về cuộc sống của trẻ em bị tiểu đường
Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Axit pantothenic
Quả tốt cho người tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường