Tôi là nữ, 47 tuổi. Tháng 4 năm ngoái, tôi có đi khám sức khỏe và nhận được kết quả là chỉ số đường huyết khi đói đạt 201. Sau khi đến bệnh viện, chỉ số đó còn 120. Sau đó, tôi có điều trị bằng phương pháp vận động và chế độ ăn uống phù hợp, nhờ đó cân nặng của tôi giảm xuống còn 55kg và chỉ số đường huyết hạ xuống mức 100. Tuy bác sĩ có kê đơn thuốc, nhưng trong 2 tháng nay dù tôi không uống thuốc nhưng chỉ số đường huyết vẫn không thay đổi. Như vậy, có phải tôi bị mắc bệnh tiểu đường phải không?
Người bệnh đã có thành công đáng kể trong việc giảm cân và giảm lượng đường trong máu chỉ trong 5 tháng. Dù trong câu hỏi, bệnh nhân không đưa ra mức đường huyết sau ăn, tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã kiểm tra chẩn đoán bệnh tiểu đường thì tại thời điểm hiện tại “xét nghiệm dung nạp glucose” thì được chẩn đoán thuộc “loại ranh giới”.
Nếu bệnh nhân cứ duy trì mức đường huyết ở mức 100 và cân nặng ổn định sẽ không cần lo lắng xảy ra các biến chứng bệnh tiểu đường khác. Tuy vậy, có một điều chắc chắn là chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân đã vượt mức 200 là một xu hướng dễ mắc bệnh tiểu đường và chỉ số đường huyết có thể sẽ tăng cao trở lại. Nếu tình trạng này lặp lại một lần nữa, bệnh nhân cần tới bệnh viện chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu cảm thấy không yên tâm về loại thuốc điều trị, bệnh nhân có thể yêu cầu tư vấn thêm từ bác sĩ.
>> Xem thêm câu hỏi: Làm cách nào để phòng ngừa hạ đường huyết?
https://kienthuctieuduong.vn/