Gợi ý 5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó bao gồm cả chứng mất trí nhớ. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các tác động giữa hai loại bệnh này và 5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị bệnh tiểu đường. 

1. Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và chứng mất trí nhớ

Nếu đường huyết tăng, lượng glucose sẽ vượt quá giới hạn cho phép, quá trình oxy hóa diễn ra nhiều hơn, từ đó gây tổn thương hoặc hủy hoại mạch máu. Ngược lại nếu đường huyết hạ, glucose không đủ để cung cấp năng lượng cho các tế bào hoạt động, dẫn đến tình trạng tế bào bị lão hóa và suy giảm chức năng. 

goi-y-5-cach-cai-thien-tri-nho-cho-nguoi-cao-tuoi-bi-benh-tieu-duong 1
Bệnh tiểu đường và chứng mất trí nhớ có liên hệ mật thiết với nhau (Ảnh: Internet)

Nhiều nhà nghiên cứu trước khi tìm hiểu 5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị tiểu đường đã tiến hành các khảo sát khác nhau về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và chứng mất trí nhớ. 

Tiến sĩ Rosebud Roberts cho biết, bệnh tiểu đường làm tổn thương mạch máu, từ đó làm teo não và giảm kích thước của vùng lưu giữ trí nhớ. Các tế bào não có thể bị tổn thương trước khi hình thành bệnh tiểu đường tuýp 2 và suy giảm trí nhớ bị kéo dài. 

Nghiên cứu của Keith Fargo – Giám đốc chương trình khoa học và tiếp cận cộng đồng bệnh Alzheimer tiến hành trên 1.400 người được đánh giá kỹ năng tư duy và trí nhớ, quét mã MRI để xác định tổn thương não, đồng thời đánh giá các yếu tố bệnh lý của tiểu đường, huyết áp cao. Kết luận được đưa ra bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ. 

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 13.351 người trong độ tuổi từ 48 – 67 đến từ nhiều khu vực chủ yếu là Maryland, Minnesota, Mississippi và Bắc Carolina. Họ cùng tham gia kiểm tra khả năng nhận thức, lặp lại vào 6 và 20 năm để đánh giá trí nhớ. Kết quả là những người mắc bệnh tiểu đường đặc biệt là những người mắc bệnh lâu năm gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Điều này có nghĩa là họ bị suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức nhanh hơn.

Hiểu rõ về bệnh tiểu đường và nguy cơ suy giảm trí nhớ có liên quan với nhau, từ đó chúng ta mới có thể dễ dàng tìm 5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy vẫn chưa đủ kết luận chính xác để tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề này. Theo một số chuyên gia, có thể do bệnh tiểu đường gây tổn thương mạch máu não, khiến tình trạng suy giảm trí nhớ ngày càng nặng. 

Một số ý kiến khác lại cho rằng, glucose là nguồn dinh dưỡng chính nuôi dưỡng não bộ, nên đồng thời cũng diễn ra tình trạng kháng insulin, hình thành các mảng bám có tên là amyloid – nguyên nhân gây bệnh Alzheimer và làm suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

2. Chứng mất trí nhớ do lão hóa và sa sút trí tuệ

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa chứng mất trí nhớ và sa sút trí tuệ, tuy nhiên trên thực tế đó mất trí nhớ do lão hóa và sa sút trí tuệ lại không giống nhau. Nhiều gia đình còn cho rằng việc người cao tuổi mất trí nhớ là hết sức bình thường và ai cũng vậy, tuy nhiên đôi khi khi bị mắc bệnh tiểu đường, ông bà cha mẹ cũng có thể mắc bệnh sa sút trí tuệ. 

2.1. Chứng mất trí nhớ

Mất trí nhớ là thuật ngữ chỉ tình trạng não bộ có vấn đề, không hoạt động như bình thường, đa phần người cao tuổi hay gặp trường hợp này. Mất trí nhớ khiến người bệnh bị nhầm lẫn, trí nhớ kém, không có khả năng chăm sóc bản thân, cảm xúc.

Mất trí nhớ thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân như tuổi tác hoặc bệnh tật. Các chức năng của các cơ quan bị suy giảm, dẫn đến lão hóa và rối loạn phản xạ gây mất tập trung, tư duy kém. Người bệnh phải có sự hỗ trợ của người khác nếu không sẽ bị rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn. 

Các triệu chứng thường gặp là:

– Thỉnh thoảng hay quên nhưng vẫn sinh hoạt như bình thường

– Có thể kể lại những lần đột nhiên bị quên, đãng trí

– Không bị lạc ở nơi quen thuộc, nhưng có thể cần một lúc mới nhớ được đường

– Thỉnh thoảng quên từ ngữ, nhưng vẫn giao tiếp bình thường

– Giữ nguyên khả năng phán đoán và ra quyết định

2.2. Chứng sa sút trí tuệ

Chứng sa sút trí tuệ là nhóm các triệu chứng gây ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng suy nghĩ và hoạt động xã hội, tác động đến cuộc sống hằng ngày. Mặc dù không phải là bệnh cụ thể nhưng nhìn chung có nhiều bệnh có thể gây ra tình trạng này. 

Nếu một người chỉ mất trí nhớ không đồng nghĩa với sa sút trí tuệ, nguyên nhân có thể là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng ở trong não.

Khi bệnh sa sút trí tuệ tiến triển sẽ thành bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ não mạch, sa sút trí tuệ thể Lewy, sa sút trí tuệ tiền đình thái dương, sa sút trí tuệ hỗn hợp.

Các triệu chứng thường gặp là:

– Gặp khó khăn với những việc đơn giản như tắm rửa, thay quần áo, đôi khi quên việc mình đã làm rất nhiều lần.

– Không thể kể lại các trường hợp bị mất trí nhớ

– Không thể nhớ đường, bị lạc cả ở nơi quen thuộc

– Thường xuyên quên mình đang nói gì, lặp lại 1 chuyện nhiều lần

3. Gợi ý 5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị đái tháo đường

Để cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị tiểu đường, nhiều người thường áp dụng điều trị lâu dài, uống thuốc tuy nhiên lại bỏ qua những phương pháp vừa đơn giản, vừa dễ làm đó chính là điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, kết hợp với một lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là 5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị bệnh tiểu đường hỗ trợ cho người bệnh:

3.1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống quyết định rất nhiều đến lượng máu và quá trình điều trị cũng như sức khỏe của trí não. Để có được những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vừa an toàn, vừa hợp lý, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như tránh ăn các đồ ăn nhanh bên ngoài. 

3.2. Luyện tập thể thao

Vận động là một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày bao gồm cả đối với người bị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn các loại bài tập từ nhẹ nhàng cho đến vận động mạnh. Việc này có tác dụng giúp tinh thần thoải mái, tạo ra các tế bào thần kinh trí nhớ. Đối với người cao tuổi, nên ưu tiên các bài tập dưỡng sinh, thiền, yoga, đạp xe chậm trong khoảng 30-45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần… có thể hỗ trợ giảm đường huyết, đảm bảo cân nặng, tăng sản xuất endopherin.

3.3. Kiểm soát tốt các chỉ số

Tốt nhất phải kiểm soát các chỉ số huyết áp, giấc ngủ, stress làm giảm các nguy cơ giảm trí nhớ, tăng khả năng nhận thức. Khuyến cáo của các bác sĩ là nên duy trì giấc ngủ sâu, ổn định khoảng 7 – 9h mỗi ngày là rất cần thiết. Đây là khoảng thời gian giúp não bộ nghỉ ngơi, duy trì sức khỏe cả mặt thể chất và tinh thần.

Gợi ý 5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị bệnh tiểu đường 2
Cần kiểm soát các chỉ số khi bị tiểu đường (Ảnh: Internet)

3.4. Tăng cường trí lực

Bên cạnh các vấn đề về thể chất, hãy tích cực rèn luyện trí não bằng cách tham gia các trò chơi cờ, giải ô, nhạc cụ đơn giản, nghe nhạc…

3.5. Giao tiếp xã hội

Việc mất trí nhớ đôi khi cũng có liên hệ đến việc tuổi cao, sống một mình, dễ dẫn đến căng thẳng. Bệnh nhân nên dùng thời gian rảnh rỗi để tham gia hoạt động chung tại địa phương, duy trì các mối quan hệ, giao tiếp, nói chuyện với mọi người.

Bạn đang xem bài viết: “5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị bệnh tiểu đường” tại chuyên mục Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Loại bệnh tiểu đường thường sẽ không có kết quả chẩn đoán ngay vào...
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose có...
Tích tụ nhiều “chất béo nội tạng” là nguyên nhân gây loãng xương
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu do các giáo sư Khoa y học...
Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
“Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” đang phổ biến rộng rãi...
【TƯ VẤN】Hiệu quả ‎của những loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Con số được báo cáo mới đây về tỷ lệ người bị mắc tiểu...
Bệnh tiểu đường và béo phì
Béo phì được coi là một tình trạng bất thường đối với cơ thể...
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Tích tụ nhiều “chất béo nội tạng” là nguyên nhân gây loãng xương
Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
【TƯ VẤN】Hiệu quả ‎của những loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Bệnh tiểu đường và béo phì
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường