Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua. Hiệu quả khi ăn 28g một ngày.

Cỡ chữ:
A A
Theo kết quả khảo sát đã được công bố, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giảm bằng việc ăn nhiều sữa chua. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Sẽ rất có ý nghĩa nếu coi sữa chua là một phần quan trọng của chế độ ăn uống”.

1. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua

Bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát khi cơ thể rơi vào tình trạng hormon hạ đường huyết insulin không được tiết ra đủ và trạng thái “kháng insulin” – tình trạng insulin không có hiệu quả.

Các yếu tố di truyền cũng liên quan đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2, người ta cho rằng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sẽ tăng nếu tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Số người bị tiểu đường thế giới tiếp tục gia tăng bùng nổ, và tính đến thời điểm năm 2014, số người mắc bệnh tiểu đường tăng lên 386,7 triệu người (tỷ lệ có bệnh là 8,3%). Nếu không có các biện pháp điều trị hiệu quả, ước tính đến năm 2035 số người bị tiểu đường ​​sẽ tăng lên 591,9 triệu người.

Nghiên cứu khảo sát về ảnh hưởng của việc ăn sữa chua đối với nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường là nghiên cứu của Giáo sư Frank Hu – Khoa dinh dưỡng Trường đại học y tế công cộng Harvard.

Nhóm nghiên cứu tiến hành một cuộc điều tra lấy đối tượng là nam nữ tham gia cuộc khảo sát quy mô lớn tại Hoa Kỳ bao gồm “Nghiên cứu theo dõi nhân viên y tế” (1986-2010), “Nghiên cứu sức khỏe y tá” (1980-2010), “Nghiên cứu sức khỏe y tá II” (1991-2009).

Số người được phân tích và độ tuổi lần lượt là 41.436 người (độ tuổi từ 40~75 tuổi), 67.138 người (độ tuổi từ 30~55 tuổi), 85.884 người (độ tuổi từ 25~42 tuổi). Trong thời gian khảo sát, có 15.156 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua 2
Số người bị tiểu đường trên thế giới ngày càng gia tăng (ảnh: Internet)

Trong mỗi nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu trả lời một bảng câu hỏi khảo sát về tình trạng sức khỏe của bản thân. Cuộc khảo sát được tiến hành hai năm một lần, tỷ lệ theo dõi vượt quá 90%. Ngoài ra, loại trừ những người tham gia khỏa sát không có thông tin về lượng hấp thụ các chế phẩm từ sữa.

Theo kết quả phân tích, người ta nhận thấy rằng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm 18% nếu ăn 28g sữa chua mỗi ngày. 28g sữa chua tương ứng với nửa 2 muỗng cà phê đầy.

Ngoài ra không có chế phẩm từ sữa nào ngoài sữa chua có mối tương quan với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cuộc khảo sát này có quy mô lớn, có tỷ lệ theo dõi cao và có độ tin cậy cao trong thu thập dữ liệu liên tục về phong cách lối sống như thói quen ăn uống.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua 4
Sữa chua tốt cho người tiểu đường (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngNhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

2. Ăn sữa chua có thể giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thường thiếu trong cơ thể

Sữa chua là một loại thực phẩm giá rẻ, được ưa chuộng và luôn có sẵn ở mọi nơi. Tại sao sữa chua giúp làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường?

Giáo sư Hu nói rằng: “Trong sữa chua có chứa các chất dinh dưỡng như canxi, magie, kali và các thành phần dinh dưỡng như váng sữa”.

Trong đó “váng sữa” (whey) là phần lên men vi khuẩn axit lactic, một sản phẩm phụ có thể được chế biến khi làm sữa chua và pho mát.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi hấp thụ váng sữa trước khi hấp thụ carbohydrate, sự bài tiết của một hormon tiêu hóa kích thích bài tiết insulin “glucagon-like peptide-1” (GLP-1) được kích thích, nhờ đó dễ dàng để ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua 5
Người bệnh có thể tự làm váng sữa tại nhà (ảnh: Internet)

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Nếu tiếp tục chế độ ăn uống chưa cân bằng thì sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, tuy nhiên có thể bù đắp cho sự thiếu dinh dưỡng này bằng cách ăn sữa chua”.

Ngoài ra, sữa chua có chứa lợi khuẩn “probiotic” có tác động tích cực đối với cơ thể, lợi khuẩn này ngoài việc có tác dụng như thuốc tiêu hóa còn giúp ngăn chặn việc sản sinh các chất có hại trong ruột, có hiệu quả làm giảm cholesterol trong máu.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua (ảnh: Internet)

Người ta cho rằng chính những hiệu quả này của sữa chua giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bạn đang xem bài viết:Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả
Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu lượng tinh...
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Từ xưa, dân gian đã truyền tai nhau về cách chữa tiểu đường bằng...
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến mọi người trở nên ngại tập luyện...
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người giảm cân và duy trì cân nặng thành công đã có những...
Không bao giờ quá muộn để bắt đầu thói quen vận động để phòng chống nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường
Ngay cả những người có nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường, chẳng hạn...
Uống 1-2 ly sữa mỗi ngày có lợi cho người tiểu đường – Sản phẩm từ sữa giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ
Sử dụng các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, sữa chua...
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Không bao giờ quá muộn để bắt đầu thói quen vận động để phòng chống nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường
Uống 1-2 ly sữa mỗi ngày có lợi cho người tiểu đường – Sản phẩm từ sữa giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường