Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase
Danh mục nội dung
1. Tác dụng của nhóm thuốc ức chế α-glucosidase
Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase là một loại thuốc uống làm giảm lượng đường trong máu bằng cách trì hoãn sự hấp thụ đường từ ống tiêu hóa. Nếu chỉ dùng thuốc này sẽ không gây ra tình trạng hạ đường huyết, nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng kết hợp với các thuốc giảm đường huyết khác và nhóm thuốc ức chế α-glucosidase không làm tăng cân.
Khi bệnh nhân đang điều trị tiểu đường bằng insulin cũng nên chú ý tới các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
2. Cơ chế giảm lượng đường trong máu
Các loại carbohydrates như tinh bột chứa trong đồ ăn không thể được hấp thụ qua đường tiêu hóa ở dạng nguyên thể, do đó chúng bị phân giải thành glucose và hấp thụ nhờ hoạt động của các enzyme trong nước bọt và đường tiêu hóa. α-glucosidase là một trong những enzym hoạt động tại thời điểm này.
Bằng cách ức chế chức năng của enzyme này, nhóm thuốc ức chế α-glucosidase giúp làm chậm sự phân giải đồ ăn hấp thụ thành glucose và ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Thuốc sẽ có hiệu quả khi uống ngay trước bữa ăn.
Tìm hiểu chi tiết: Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc nhóm thuốc ức chế α-glucosidase
Tác dụng phụ với đường tiêu hóa
Khi dùng thuốc có thể xuất hiện các hiện tượng như đầy hơi, xì hơi, tiêu chảy,…Tắc nghẽn đường ruột có thể xảy ra ở người cao tuổi và những người đã phẫu thuật đường tiêu hóa.
Hạ đường huyết
Tình trạng hạ đường huyết xảy ra khi dùng thuốc này kết hợp với các loại thuốc khác, đường ăn bình thường sẽ không thể cải thiện hạ đường huyết (đường này sẽ không được hấp thụ bởi vì nó không được phân giải thành glucose), vì vậy nên dùng đường glucose khi xuất hiện hạ đường huyết.
Rối loạn chức năng gan
Dùng thuốc có thể xuất hiện rối loạn chức năng gan, vàng da. Vì vậy cần phải theo dõi cẩn thận và thực hiện kiểm tra chức năng gan thường xuyên.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)