Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày

Cỡ chữ:
A A
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Guelph và Đại học Toronto tại Canada đã công bố nghiên cứu về khả năng có thể cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách uống sữa vào bữa sáng. Tiến hành thử nghiệm so sánh khi uống sữa giàu protein vào bữa sáng và khi chỉ uống nước vào bữa sáng, kết quả cho thấy sữa giúp hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. 

1. Nếu uống sữa vào bữa sáng, bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn

Nếu thực đơn bữa sáng được chuẩn bị cẩn thận, sẽ có hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết cả ngày và có thể cải thiện việc quản lý bệnh tiểu đường loại 2. Nhóm nghiên cứu đã điều tra sự biến đổi đường huyết trong trường hợp bệnh nhân đã uống sữa có hàm lượng protein cao vào bữa sáng và sự hài lòng của bệnh nhân sau bữa sáng, sau bữa trưa.

Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày. Cải thiện chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường. 1
Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày. Cải thiện chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu được tiến hành cùng với Đại học Toronto bởi Giáo sư Douglas Goff của Bộ phận nghiên cứu thực phẩm chức năng và con người tại Đại học Guelph, Canada, và chi tiết bài nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học “Journal of Dairy Science”.

Tiến hành thử nghiệm so sánh khi uống sữa giàu protein cùng với ăn ngũ cốc vào bữa sáng và khi chỉ uống nước vào bữa sáng, kết quả cho thấy sữa giúp hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Người ta cho rằng nếu hấp thụ protein vào bữa ăn sáng, sẽ tạo “Second meal effects” và hạn chế sự thèm ăn sau bữa trưa.

“Second meal effects” là hiện tượng bữa ăn đầu tiên (first meal) cũng gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau bữa ăn tiếp theo (second meal). Về lý thuyết, nếu chọn ăn các loại thực phẩm đường và giàu chất xơ vào bữa sáng không chỉ hạn chế sự tăng đường huyết sau bữa ăn mà còn có tác dụng ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu ngay cả sau bữa trưa. Người ta cho rằng thực đơn bữa sáng ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu của 1 ngày.

2. Protein trong sữa làm chậm sự hấp thụ carbohydrate

Giáo sư Goff nói rằng: “Các bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Chiến lược hiệu quả là cần cải thiện chế độ ăn uống để cải thiện bệnh tiểu đường và béo phì”.

Trong thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu, với đối tượng tham gia là 32 người cả nam, nữ ở độ tuổi trung bình 23 và có chỉ số BMI trung bình (chỉ số khối cơ thể) là 22. Tiến hành so sánh trường hợp uống sữa có hàm lượng protein cao với trường hợp chỉ uống nước khi ăn ngũ cốc giàu carbohydrate.

Protein có trong sữa được chia thành 2 loại “casein” và “whey protein” (đạm váng sữa). Casein từ từ hấp thụ vào cơ thể, whey protein được hấp thụ nhanh chóng.

Khi tiếp tục tiến hành nghiên cứu về sữa, người ta nhận thấy rằng casein và whey protein là “thành phần chức năng”. Sự hấp thụ các protein này giúp làm chậm sự hấp thụ carbohydrate. Ức chế việc tiết ra ghrelin thúc đẩy sự thèm ăn, đẩy mạnh việc tiết hormon ức chế sự thèm ăn và dễ cảm thấy no bụng.

Ngoài ra, whey protein có tác dụng tăng sự sản xuất GLP-1 trong hormon đường tiêu hóa kích thích sự tiết insulin.

Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày. Cải thiện chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường. 2
Protein trong sữa làm chậm sự hấp thụ carbohydrate

3. Sữa cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim, tai biến mạch máu não,…

Nhóm nghiên cứu xác nhận rằng việc hấp thụ whey protein trong sữa có xu hướng hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu không chỉ sau bữa ăn sáng mà còn sau bữa trưa, ngay cả khi ăn ngũ cốc có chứa carbohydrates. Việc hấp thụ whey protein cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu trước bữa trưa. Những hiệu quả đạt được nhờ sữa bình thường, không phải là sữa với hàm lượng protein thấp.

Tuy nhiên, trong sữa cũng chứa các axit béo bão hòa. Axit béo bão hòa làm tăng LDL cholesterol có hại và chất béo trung tính, thúc đẩy sự tiến triển của xơ cứng động mạch. Ngoài ra, trong sữa còn chứa carbohydrates.

Về điều này, tháng 7 năm nay, nhóm nghiên cứu tại Đại học Texas đã công bố nghiên cứu với nội dung “Các chế phẩm từ sữa như sữa và sữa chua không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tai biến mạch máu não,…và ngược lại còn làm giảm nguy cơ mắc những bệnh này. Nếu hấp thụ đầy đủ các sản phẩm sữa này, nguy cơ tử vong do tai biến mạch máu não sẽ giảm 42% “.

Các nhà nghiên cứu cho biết “Sữa và sữa chua còn cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng như canxi và kali, có vai trò như một loại axit béo giúp ngăn chặn các bệnh viêm và phòng ngừa chứng loãng xương”.

Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày. Cải thiện chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường. 3
Sữa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

4. Cải thiện bữa ăn đơn giản nhất

Lượng sữa mà những đối tượng tham gia nghiên cứu tại Đại học Guelph uống là 250 mL (1 ly) với lượng calo khoảng 165 kcal. Giáo sư Goff cho rằng “Việc bổ sung sữa vào bữa ăn sáng là cách cải thiện bữa ăn đơn giản nhất”.

Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày. Cải thiện chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường. 4
Cải thiện chế độ ăn uống cho người tiểu đường bằng cách thêm sữa vào bữa sáng

Giáo sư Goff đưa ra lời khuyên rằng “Các nghiên cứu đã xác nhận rằng nếu uống sữa vào bữa sáng, sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đồng thời carbohydrate và có thể ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì thường có xu hướng bị tăng lượng đường trong máu sau khi ăn uống. Đối với những người này, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng điều quan trọng là phải ăn sáng lành mạnh. Và những bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung sữa vào bữa sáng”.

Bạn đang xem bài viết:Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày tại Chuyên mục Kiểm soát lượng đường máu

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Đối với một số trường hợp ở giai đoạn đầu khi bệnh tiến triển,...
Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn
Theo báo cáo của Hội thảo nghiên cứu học thuật tổ chức tại vào...
Đái tháo đường và bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất hiện...
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người giảm cân và duy trì cân nặng thành công đã có những...
Bệnh tiểu đường và bệnh viêm nhiễm
Các bệnh viêm nhiễm như viêm phổi, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm...
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Khi được chẩn đoán tiểu đường giai đoạn đầu, người bệnh thường hoang mang...
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn
Đái tháo đường và bệnh tim mạch
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và bệnh viêm nhiễm
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường