Ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao
Danh mục nội dung
Trung bình chúng ta đều ngồi vượt quá 12 tiếng
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Columbia đã sử dụng dữ liệu từ dự án “REGARDS” – dự án nghiên cứu đột quỵ khu vực và cá nhân được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH) để theo dõi và điều tra hành vi hàng ngày của 7.999 đàn ông và phụ nữ trên 45 tuổi trong 4 năm với mục đích tìm ra thời gian ngồi mỗi ngày mà không vận động cơ thể.
Nhóm nghiên cứu yêu cầu đối tượng tham gia đeo máy đo gia tốc ở thắt lưng và đo thời gian ngồi xuống trong một tuần. Kết quả cho thấy rằng, trung bình, giờ ngồi của những người tham gia chiếm 77% thời gian thức và hoạt động. Như vậy là hơn 12 giờ mỗi ngày.
Ngồi lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch
Có thể thấy, đa số chúng ta dành rất nhiều thời gian trong ngày chỉ để ngồi, dù làm việc tại công sở, thư giãn tại nhà hay di chuyển bằng ô tô, xe máy… Thời gian ngồi lâu được cho là làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường do ảnh hưởng tới kiểm soát chuyển hóa glucose. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng, nếu ngồi quá lâu có thể giảm chức năng của các cơ xương, tim và phổi.
Nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng nếu chúng ta giảm thời gian ngồi và chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục nhẹ có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và ung thư. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí y khoa “American Journal of Epidemiology”.
Có thể giảm nguy cơ tử vong bằng cách giảm thời gian ngồi 30 phút mỗi ngày
Từ kết quả của cuộc điều tra, người ta thấy rằng thay vì dành 30 phút thời gian ngồi mỗi ngày, mọi người hãy thực hiện các bài tập thể dục nhẹ, từ đó có thể giảm 17% nguy cơ tử vong. Tập thể dục nhẹ bao gồm các hoạt động đi bộ xung quanh và làm các công việc đòi hỏi phải di chuyển cơ thể.
Ngoài ra, việc dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập cường độ trung bình đến cao được chứng minh có thể giảm 35% nguy cơ tử vong. Những bài tập này bao gồm đi bộ, chạy bộ và đạp xe.
Thêm vào đó, việc di chuyển này không phải là di chuyển liên tục trong 30 phút. Bằng cách chia nhỏ thời gian ngồi, đứng dậy và di chuyển trong khoảng thời gian ngắn chỉ 1-5 phút cũng có thể giảm được nguy cơ tử vong.
Nghiên cứu từ Đại học Queens, Vương quốc Anh cũng cho biết, giảm thời gian ngồi có thể ngăn ngừa 17% bệnh tiểu đường tuýp 2 và 5% bệnh tim mạch. Cải thiện thời gian ngồi có thể ngăn ngừa 9% ung thư đại trực tràng, 8% ung thư nội mạc tử cung và 7,5% ung thư phổi.
Leonie Herron, nhà nghiên cứu chính tại Trung tâm Y tế Công cộng thuộc Đại học Queens nhấn mạnh: có đến khoảng 70.000 người đã chết trong năm 2016 chỉ riêng ở Anh do cách sinh hoạt mà thời gian ngồi quá dài. Mọi người có thể tránh được nguy cơ tử vong bằng cách thay đổi lối sinh hoạt.
Ngồi sau 30 phút, hãy đứng dậy và di chuyển
Keith Diaz, phó giáo sư y học hành vi của trung tâm Y khoa đại học Columbia (Hoa Kỳ) đã cho biết rằng: “Tăng thời gian di chuyển cơ thể càng nhiều càng tốt sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn nên sắp xếp lại khoảng thời gian trong ngày của mình, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu”.
Diaz khuyến khích khi ngồi và làm việc trong khoảng thời gian dài, nên nghỉ ngơi và di chuyển cơ thể sau 30 phút. Những thay đổi hành vi này có thể làm giảm nguy cơ tử vong.
5 ý tưởng để giảm thời gian ngồi
Cơ chế hành vi ngồi lâu ảnh hưởng đến sức khỏe chưa được lý giải đầy đủ nhưng những ảnh hưởng của việc ngồi trong thời gian dài như làm giảm chức năng của các cơ quan vận động, nhạy cảm với insulin, giảm lượng calo tiêu thụ, và chức năng tim phổi đã được nhiều nhà khoa học chú ý đến.
Khi tập thể dục, cơ bắp của chúng ta co lại, kích hoạt một chất gọi là ATP kiểm soát quá trình chuyển hóa glucose của tế bào. Khi lười vận động, lười tập thể dục và trở thành thói quen, hoạt động và số lượng ty thể tạo ra ATP sẽ giảm, khiến việc kiểm soát chuyển hóa glucose của tế bào giảm đi.
Chúng ta có thể giảm thời gian ngồi bằng nhiều cách, ví dụ:
▼ Đặt máy tính trong tủ hồ sơ thay vì để bàn và thường xuyên sử dụng
▼ Tổ chức các cuộc họp đứng
▼ Đi bộ càng nhiều càng tốt sau bữa trưa
▼ Khi bạn đi ra ngoài, cố gắng đừng ngồi nhiều nhất có thể
▼ Đứng xem ti vi vào buổi tối
Khi tích lũy những ý tưởng như vậy, mọi người có thể dành nhiều thời gian hơn để đứng lên.
Diaz đã khuyên rằng: Thay vì thói quen di chuyển bằng ô tô, mọi người có thể thay đổi cuộc sống của mình bằng cách chuyển sang đi bộ hoặc đi xe đạp. Tạo thói quen bằng việc tăng thời gian đứng, mỗi ngày dành ra 30 phút tập thể dục…
Mọi người cũng không nên lơ đễnh trong thời gian nghỉ ngơi ở nhà. Thực tế nhiều người về nhà sau giờ làm việc và dành nhiều thời gian ăn tối trước TV, mà bữa tối thường có năng lượng cao nhất trong ngày. Sự kết hợp của việc thiếu tập thể dục và chế độ ăn nhiều calo càng gây hại cho sức khỏe Vì vậy, không hề tốt khi ngồi trên ghế sofa và xem TV trong một thời gian dài.
Bạn đang xem bài viết: “Ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
- Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ
- Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
- Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?
- Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)