Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ em sinh ra bị tự kỷ
Danh mục nội dung
Nguy cơ mẹ bầu tiểu đường thai kỳ sinh đứa trẻ tự kỷ cao hơn bình thường
Kết quả nghiên cứu của Anny Xiang _ giám đốc nghiên cứu y sinh học trung tâm Y khoa Southern California Permanente (Hoa Kỳ) cùng các cộng sự tại Bệnh viện Kaiser Palmanate Nam California đã được báo cáo trên tạp chí y khoa “YAMA” số ngày 14 tháng 4 năm 2015. Ông Anny Xiang đã chỉ ra rằng “Tỷ lệ trẻ phát triển tự kỷ do tiểu đường thai kỳ khởi phát thời kỳ đầu mang thai so với những đứa trẻ sinh ra từ một bà mẹ không bị tiểu đường thai kỳ là hơn bảy trường hợp trên 1.000 ca mang thai.”
Nghiên cứu đã theo dõi hơn 320.000 trẻ em Mỹ sinh ra trong cùng một bệnh viện từ năm 1995 đến năm 2009 và đã xác nhận có 3.388 trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.
Theo như kết quả phân tích, người ta thấy rằng trong trường hợp đứa trẻ có mẹ được phát hiện tiểu đường thai kỳ sau 26 tuần tuổi nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ cao hơn 42% so với những trường hợp khác.
Nguy cơ trẻ em sinh ra bị tử kỷ còn xuất phát các yếu tố từ người mẹ như tuổi tác, trình độ học vấn, cân nặng,…
Không có sự liên hệ giữa bà bầu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trước khi mang thai và việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh. Do đó, ông Xiang cho rằng bà bầu mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Nghiên cứu trên là một nghiên cứu quan sát và không chứng minh mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trực tiếp giữa bệnh tiểu đường thai kỳ và tự kỷ. Mặc dù chưa làm rõ được mối liên hệ này, nhưng theo ông Xiang, nguyên nhân là do tình trạng tăng đường huyết ở thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ức chế sự phát triển của não bộ trẻ tại thời điểm cực kỳ quan trọng đối với thai nhi. Vì thế, phụ nữ nên làm xét nghiệm đường huyết sớm trong thai kỳ.
Tìm hiểu: Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Nguy cơ trẻ em sinh ra bị tự kỷ còn xuất phát từ nhiều yếu tố liên quan khác
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 68 trẻ em sinh ra ở Mỹ thì có một đứa trẻ phát triển chứng tự kỷ. Trẻ tự kỷ thường có vấn đề với các mối quan hệ xã hội và khó khăn trong việc trò chuyện với người khác.
Tiến sĩ Andrew Adesman thuộc trung tâm y tế trẻ em Cohen (New York, Mỹ) cũng đang nỗ lực tìm lời giải đáp cho kết quả nghiên cứu này.
Theo ông, “Ý kiến cho rằng bệnh tiểu đường thai kỳ khởi phát trong thời kỳ đầu mang thai hoặc giữa thai kỳ có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở trẻ em khi sinh ra, cho dù đó là sự thật đi chăng nữa thì nguy cơ dẫn đến tự kỷ cũng khá thấp. Nhiều nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định các yếu tố nguy cơ làm trẻ em mắc bệnh tự kỷ, nhưng thực tế có rất nhiều yếu tố liên quan dẫn đến việc tự kỷ ở trẻ em.”
Bà bầu nên phòng ngừa chứng tự kỷ ở trẻ em như thế nào?
Theo hướng dẫn của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai nên đi kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn từ tuần 24 đến 28. Nhưng nếu phụ nữ mang thai có thêm yếu tố nguy cơ như thừa cân hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ, việc xem xét và sàng lọc sớm càng tốt cho thai phụ và thai nhi, vì thế tốt nhất thai phụ nên kiểm tra ngay ở lần khám thai đầu tiên.
Ông Xiang nói rằng nên tiến hành sàng lọc bệnh tự kỷ ở giai đoạn đầu đối với những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Theo tiến sĩ Andrew Adesman thì những khuyến nghị này đối với bà bầu tiểu đường thai kỳ là sớm và phụ nữ không nên quá lo lắng. Bà bầu tiểu đường nên nói chuyện, chia sẻ thông tin với bác sĩ để bảo đảm bệnh tiểu đường được kiểm soát một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu trẻ em sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh tiểu đường được phát hiện sớm bệnh tự kỷ và được can thiệp sớm, trẻ em sẽ có nhiều cơ hội trở lại bình thường.
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ em sinh ra bị tự kỷ” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/