Bài tập yoga cho người tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Xu hướng ngày nay, chúng ta hay sử dụng các loại nước giải khát mát lạnh nhiều đường. Đây là nguyên nhân dẫn tới, những năm gần đây, số người mắc tiểu đường type 2 đã và đang tăng lên do uống quá nhiều nước ngọt. Các bài tập yoga cho người tiểu đường sẽ giúp bạn sống cùng bệnh!

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có đường huyết không ổn định, việc cần làm là rèn luyện cơ bắp để thúc đẩy lượng glucose trong máu không bị tăng quá mức. Ngoài ra cần tránh tăng đường huyết do bị stress khi hạn chế ăn uống. Đã có không ít bệnh nhân vẫn cảm nhận niềm vui cuộc sống bình thường hàng ngày dù vẫn phải ăn kiêng, những hoạt động như yoga, massage, đi chơi nói chuyện phiếm với bạn bè, leo núi, karaoke,v.v… dù là chủ động hay bị động ít nhiều sẽ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, và cũng giảm cả stress trong cuộc sống mọi người.

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một vài bài tập yoga đơn giản giúp cải thiện cơ bắp, sự lưu thông máu, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường type 2, phòng ngừa những biến chứng xấu sau này.

1. Tư thế thỏ và rắn

Đây là tư thế giúp cải thiện nhịp tim, cũng giúp cải thiện bắp chân, bắp tay khi di chuyển lên xuống theo nhịp.

1.1 Thả lỏng cơ thể, kết hợp hít thở

Ngồi ở tư thế gập đầu gối, mông trên chân, ngả dần nửa thân trên xuống sát mặt đất. Thả lỏng cả hai tay khi chạm mặt đất, bắt đầu hít thở một vài lần trong trạng thái đó.

bài tập yoga cho người tiểu đường 1
Bài tập yoga cho người tiểu đường: thả lỏng cơ thể, kết hợp hít thở (ảnh: Internet)

1.2 Giơ tay thẳng lên trời

Giữ nguyên đầu gối, nâng toàn bộ nửa thân trên lên và hít vào. Giơ thẳng cánh tay lên trời, để cằm và cổ thoải mái

bài tập yoga cho người tiểu đường 4
Tư thế nâng cao cánh tay của bạn lên (ảnh: Internet)

1.3 Nâng nhẹ nhàng nửa thân trên

Thở ra, kèm theo bắt đầu hạ nửa thân trên xuống tư thế gập ngược, hai tay chống xuống sàn, đưa thân người nhô lên cao, hai chân dang ra và đồng thời hít vào. Đặt hai tay lên ngực, bắt đầu đưa cả nửa thân trên lên, quay trở lại như hình 1 và thở ra. Cứ làm như thế khoảng 5-10 lần.

Bài tập yoga cho người tiểu đường 2
Nâng nhẹ nhàng nửa thân trên (ảnh: Internet)

* Điều lưu ý cho mọi người khi tập: giữ chắc hông và cảm nhận độ căng của xương sống.

cta kiến thức tiểu đườngXem thêm: 3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả

2. Tư thế squat năng động

Biến chứng tiểu đường phát sinh từ sự trì trệ của lưu lượng máu do sự gia tăng của lượng đường trong máu. Tư thế dưới đây sẽ giúp cải thiện tim, phổi do sự kết hợp của các động tác hoạt động mạnh và hít thở sâu. Qua bài tập yoga cho người tiểu đường này, lượng đường sẽ được đốt cháy, khí huyết sẽ được lưu thông.

2.1 Hạ lưng xuống thấp

Bắt đầu bài tập squat với tư thế ngồi xổm

bài tập yoga cho người tiểu đường 4
Bài tập yoga cho người tiểu đường: Tư thế ngồi xổm đòng thời hạ lưng xuống (ảnh: Internet)

2.2 Chạm tay xuống lòng bàn chân

Hơi nhón chân lên và để tay chạm vào trong lòng bàn chân. Cố gắng kéo căng cột sống và bắt đầu hít vào.

bài tập yoga cho người tiểu đường 5
Đặt bàn tay của bạn dưới bàn chân của bạn (ảnh: Internet)
bài tập yoga cho người tiểu đường 6
Cận cảnh tư thế lấy tay chạm lòng bàn chân (ảnh: Internet)

2.3 Từ từ đưa mông lên cao

Giữ nguyên tư thế tay đặt dưới bàn chân, thở ra và bắt đầu đưa mông lên cao, đầu hơi cúi về phía trước. Cứ mở rộng đầu gối cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái. Những người mới tập, cơ căng cứng có thể hơi chùng đầu gối cũng không sao. Cúi đầu xuống và nhịn thở. Hít vào và quay trở lại hình 2, thở ra và trở lại hình 3. Cứ tập tiếp diễn bài tập khoảng 2-3 phút.

bài tập yoga cho người tiểu đường 7
Tư thế nhấc mông của bạn từ từ (ảnh: Internet)

* Chú ý những người mắc biến chứng võng mạc không nên tập bài tập yoga cho người tiểu đường này

Bạn đang xem bài viết:Bài tập yoga cho người tiểu đường” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

Nguồn: info.fujifilm.co.jp

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bật đèn hoặc tivi bật khi ngủ sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tắt đèn và làm giảm ánh sáng...
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sáng đầy đủ không chỉ có...
Bạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm sẽ hỗ trợ bệnh nhân...
Ăn sáng sớm giúp giảm đường huyết, tại sao ăn nhiều vào buổi tối lại có hại?
Thay đổi thói quen ăn uống thành “hình thức ăn sáng sớm” để cải...
Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?
Lựa chọn thức ăn thích hợp để ăn khi bạn bị bệnh tiểu đường...
Tổng hợp những loại trái cây chứa nhiều đường
Chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng nên hấp thụ đường ở mức giới...
Bật đèn hoặc tivi bật khi ngủ sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Bạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm
Ăn sáng sớm giúp giảm đường huyết, tại sao ăn nhiều vào buổi tối lại có hại?
Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?
Tổng hợp những loại trái cây chứa nhiều đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường