Phân loại bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Theo nguyên nhân, người ta phân loại bệnh tiểu đường thành 4 loại: bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, các loại bệnh tiểu đường theo cơ chế, tình trạng bệnh cụ thể và bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh khởi phát do tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy, insulin gần như không được tiết ra và đây là loại bệnh mà bệnh nhân buộc phải điều trị bằng insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh phổ biến nhất trong số các loại bệnh tiểu đường, bệnh khởi phát do suy giảm sự bài tiết insulin và do tính kháng insulin dẫn đến insulin hoạt động không hiệu quả. (Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ được nói riêng ở những bài viết sau)

1. Khái niệm về bệnh tiểu đường- Nguyên nhân và tình trạng bệnh

Bệnh tiểu đường là một hội chứng rối loạn chuyển hóa trong đó tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài do thiếu tác dụng của insulin. Tình trạng thiếu tác dụng của insulin là do sự suy giảm tuyệt đối hoặc tương đối của sự bài tiết insulin từ các tế bào beta tuyến tụy và suy giảm hiệu quả của insulin ở các cơ quan mục tiêu (tính kháng insulin).

Có nhiều nguyên nhân gây khởi phát bệnh tiểu đường nhưng phần lớn liên quan đến những yếu tố di truyền và môi trường.

Sự suy giảm bài tiết insulin xảy ra do sự bất thường trong cơ chế bài tiết insulin bởi các yếu tố di truyền và do tế bào beta bị phá hủy bởi cơ chế tự miễn dịch của cơ thể. Tính kháng insulin, ngoài liên quan đến các yếu tố di truyền còn chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ các yếu tố môi trường như ăn quá nhiều, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu vận động, stress…

>> Video 3 phút học về bệnh tiểu đường: “Phân loại bệnh tiểu đường”

2. Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường trước đây thường được phân loại dựa trên việc điều trị tăng đường huyết, phòng ngừa ketosis và việc có cần duy trì điều trị insulin để duy trì sự sống không hay nói cách khác là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hay không phụ thuộc insulin. Nửa sau những năm 1990, một phân loại mới về bệnh tiểu đường dựa trên nguyên nhân gây bệnh đã được đề xuất bởi ADA và WHO. Trong phân loại bệnh tiểu đường mới này, thay vì phân loại dựa trên tình trạng bệnh như chia thành bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (IDDM) và bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), người ta phân loại thành bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Phân loại bệnh tiểu đường
Có mấy loại tiểu đường? Các loại tiểu đường là: tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, thai kỳ, các loại tiểu đường khác

Bảng 1 là phân loại dựa trên nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa glucose và bệnh tiểu đường được sửa đổi và công bố vào năm 2010 của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản. Trong đó, người ta chia thành các loại bệnh tiểu đường cụ thể là bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, các loại tiểu đường theo cơ chế, tình trạng bệnh cụ thể và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bảng 1: Cách phân loại bệnh tiểu đường dựa trên nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa glucose 

I. Bệnh tiểu đường tuýp 1: Tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy, dẫn đến tình trạng thiếu insulin tuyệt đối

A. Tính tự miễn dịch

B. Tính tự phát

II. Bệnh tiểu đường tuýp 2: Suy giảm sự bài tiết insulin và tính kháng insulin dẫn đến insulin hoạt động không hiệu quả.
III. Các loại bệnh tiểu đường theo cơ chế và tình trạng bệnh cụ thể

A. Bệnh liên quan đến những bất thường về yếu tố di truyền

+ Bất thường di truyền liên quan đến chức năng tế bào beta tuyến tụy

+ Bất thường di truyền liên quan đến cơ chế dẫn truyền tác dụng của insulin

B. Bệnh liên quan đến những yếu tố, tình trạng bệnh khác

+ Bệnh tụy ngoại tiết

+ Bệnh nội tiết

+ Bệnh gan

+ Bệnh do thuốc và các hóa chất

+ Bệnh viêm nhiễm

+ Bệnh hiếm gặp do cơ chế miễn dịch

+ Các bệnh đi kèm với bệnh tiểu đường do các hội chứng di truyền khác

IV. Bệnh tiểu đường thai kỳ

2.1 Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh do sự thiếu insulin hoàn toàn bởi tế bào beta tuyến tụy giúp tổng hợp và bài tiết insulin bị phá hủy và biến mất. Sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến các yếu tố di truyền, yếu tố môi trường nhưng quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh cũng như độ tuổi khởi phát bệnh lại liên quan đến nhiều yếu tố khác. So với bệnh tiểu đường tuýp 2, phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát rất nhanh (loại khởi phát cấp tính). Trong đó sự phá hủy tế bào beta tiến triển cực kỳ nhanh chóng và bệnh nhân rơi và tình trạng phụ thuộc insulin. Ngược lại có một loại bệnh tiểu đường tuýp 1 tiến triển chậm và rất khó phân biệt với bệnh tiểu đường tuýp 2. Độ tuổi khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1 trẻ hơn so với bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 1 loại khởi phát cấp tính phổ biến ở trẻ em và người trẻ tuổi.

Phân loại bệnh tiểu đường 3
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh do sự thiếu insulin hoàn toàn nên cần điều trị bằng insulin

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được chia thành tính tự miễn dịch dựa trên yếu tố nguyên nhân gây bệnh và tính tự phát không liên quan đến yếu tố tự miễn dịch. Các tự kháng thể gồm có Glutamic Acid Decarboxylase (GAD), tự kháng thể insulin, kháng thể IA-2…Nếu các tự kháng thể liên quan đến đảo tụy này được tìm thấy trong huyết tương, bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ được chẩn đoán. Tuy nhiên các tự kháng thể thường được phát hiện ở giai đoạn đầu khởi phát bệnh và thường không phát hiện được khi bệnh tiến triển một thời gian dài. Do đó, có những trường hợp không thể khẳng định không bị bệnh tiểu đường tuýp 1 vì các tự kháng thể trong huyết tương có kết quả âm tính tại thời điểm kiểm tra.

Liên quan đến yếu tố nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1, người ta phát hiện ra sự liên kết với các kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA). Người ta chỉ ra rằng có sự khác biệt về chủng tộc liên quan đến vấn đề này, cụ thể ở người da trắng là liên kết với DR-3, DR-4, ở người Nhật Bản là liên kết với DR-4, DR-9.

Việc phát hiện các tự kháng thể liên quan đến đảo tụy và loại HLA rất quan trọng trong việc phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 khi kiểm tra liên quan đến các yếu tố nguyên nhân. Để chẩn đoán tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 1 và mức độ phụ thuộc insulin, việc xem xét có hay không tình trạng ketosis, đo nồng độ peptide C trong huyết tương hoặc nước tiểu sẽ rất hữu ích.

>> Tin tức mới dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 1: “Tạo ra tế bào sản xuất insulin từ tế bào gốc. Hy vọng trong điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1

2.2 Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh khởi phát do suy giảm sự bài tiết insulin và do tính kháng insulin dẫn đến insulin hoạt động không hiệu quả. Trước đây, phần lớn mọi người thường gọi bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. So với bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tiến triển chậm hơn và đây là bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Sự liên quan của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường hay sự liên quan của việc suy giảm bài tiết insulin và tính kháng insulin đến sự khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp bệnh nhân. Mặt khác dù cùng một trường hợp bệnh nhân nhưng cũng có sự khác nhau tùy vào thời điểm.

Bảng 2: Đặc trưng và cách phân loại bệnh tiểu đường dựa trên nguyên nhân gây bệnh

Phân loại bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường tuýp 1 Bệnh tiểu đường tuýp 2
Cơ chế khởi phát Chủ yếu do tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy bởi tính tự miễn dịch, thêm vào đó là do các yếu tố di truyền như HLA, một số yếu tố kích hoạt và yếu tố môi trường. Ngoài ra bệnh cũng thường đồng khởi phát với các bệnh tự miễn dịch khác (như bệnh tuyến giáp) Các yếu tố di truyền như suy giảm bài tiết insulin, tính kháng insulin cùng với các yếu tố môi trường như ăn quá nhiều (chế độ ăn nhiều chất béo), thiếu vận động…sẽ gây ra tình trạng suy giảm tác dụng insulin và dẫn đến khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiền sử gia đình Người trong gia đình bị tiểu đường ít hơn so với trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2. Gia đình có nhiều người bị tiểu đường
Độ tuổi khởi phát Phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đôi khi bệnh cũng khởi phát ở người trung tuổi Phổ biến ở những người trên 40 tuổi. Gần đây bệnh cũng thường xuất hiện ở người trẻ tuổi
Mức độ béo phì Không liên quan đến béo phì Nhiều người béo phì hoặc có tiền sử bị béo phì
Tự kháng thể Kháng thể GAD, IAA, ICA, kháng thể IA-2…có tỷ lệ dương tính cao Âm tính

HLA: human leukocyte antigen                                    ICA: islet cell antibody
GAD: glutamic acid decarboxylase                              IA-2: insulinoma-associated antigen-2
IAA: insulin autoantibody

>> Người bệnh có thể tham khảo: “So sánh bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2” để phân biệt giữa hai loại bệnh này

2.3 Các loại bệnh tiểu đường theo cơ chế và tình trạng bệnh cụ thể

Theo phân loại của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản, các loại bệnh tiểu đường khác này được chia thành hai nhóm:

A: Bệnh liên quan đến những bất thường về yếu tố di truyền

B: Bệnh liên quan đến những yếu tố, tình trạng bệnh khác.

Trong loại A là chia thành: 1. Bất thường di truyền liên quan đến chức năng tế bào beta tuyến tụy, 2. Bất thường di truyền liên quan đến cơ chế dẫn truyền tác dụng của insulin.

Trong loại A cần chú ý đến bất thường gen ti thể đặc trưng bởi sự di truyền từ mẹ kèm theo điếc thần kinh thính giác. Trong trường hợp bệnh tiểu đường khởi phát ở người trẻ và gia đình có tiền sử về bệnh tiểu đường, cần xem xét đến khả năng MODY (maturity onset diabetes of the young).

Trong loại B chia ra bệnh tiểu đường do bệnh về tuyến tụy, bệnh nội tiết, do dùng thuốc khác, bệnh về gan.

Bạn đang xem bài viết:Phân loại bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Sau khi sinh phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý những điều này
Những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ...
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
Giai đoạn cuối của quá trình mang thai, hoang mang vì bị tiểu đường...
Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục
Theo một khảo sát, việc tập thể dục khi mang thai sẽ làm giảm...
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ – Viêm do vi khuẩn gây ra
Nguyên nhân viêm đường tiểu ở phụ nữ (viêm đường tiết niệu) là gì?...
Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là xét nghiệm như...
Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra về khả năng dung...
Sau khi sinh phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý những điều này
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ – Viêm do vi khuẩn gây ra
Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường