Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì

Cỡ chữ:
A A
Hiệp hội các nhà giáo dục tiểu đường Hoa Kỳ (ADDE) đưa ra cảnh báo, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bị béo phì, tăng cân cần phải thực hiện ngay chế độ giảm cân. Bên cạnh đó họ cũng không loại trừ nguyên nhân gây béo phì do tác dụng của thuốc đang sử dụng. 

Tháng 8/2019, ADDE đã công bố bản tóm tắt các hướng dẫn về biện pháp chống béo phì cho bệnh nhân tiểu đường dành cho các chuyên gia. Đồng thời họ cũng đưa ra khuyến cáo, có nhiều khả năng thuốc điều trị đang dùng có thể gây ra bệnh béo phì ở bệnh nhân tiểu đường, vì vậy cần đặc biệt chú ý khi chọn thuốc. 

Ngoài ra, hướng dẫn này cũng nêu ra một số liệu pháp giúp giảm cân như ăn kiêng, tập thể dục, điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, tốt nhất nên chọn loại thuốc hạ đường huyết không gây tăng cân. 

Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì 1
Nếu bị béo phì khi đang điều trị tiểu đường, bạn cần phải trao đổi với bác sĩ ngay (Ảnh: Internet)

Nhà nghiên cứu Patricia Davidson thuộc Đại học Westchester cho biết: “Uống thuốc điều trị tiểu đường là cần thiết để kiểm soát đường huyết, vì vậy không nên tự ý dừng lại. Nếu giảm cân không thành công, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có thuốc hay cách điều trị nào khác hay không”.

Kinda O’Neal của Khoa Dược Đại học Oklahoma, từng tham gia viết cuốn hướng dẫn cũng đưa ra một lý do khác tại sao giảm cân không hiệu quả: “Để quản lý tốt quá trình điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân, cần phải chọn các phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân”.

AADE đã tóm tắt các bài tập và cân nhắc chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị béo phì bằng một hướng dẫn. Những nội dung này rất hữu ích cho những người trong nhóm tiền tiểu đường để trì hoãn hoặc ngăn ngừa tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

– Đầu tiên AADE chỉ ra tầm quan trọng của việc tập thể dục. Mọi người được khuyến khích vận động mỗi tuần 150 phút trở lên (tương đương 22 phút/ngày), rồi sau đó cố gắng tăng lên mỗi tuần 300 phút trở lên (khoảng 43 phút/ngày).

Để duy trì tập thể dục, điều quan trọng là giữ tinh thần thoải mái, vừa vận động vừa thư giãn. Có thể tập cùng bạn bè hoặc dắt thú cưng đi dạo. Bạn cũng nên nghĩ ra cách tập thể dục trong khi làm việc hàng ngày như đi bộ trong siêu thị khi đi mua sắm và lên xuống cầu thang, khi giặt giũ.

– Ngoài ra, việc ăn kiêng rất quan trọng, vì vậy ADDE khuyến khích mọi người nên dùng thực phẩm giàu chất xơ. Những thực phẩm này giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cân và giảm lượng thuốc cần dùng, bạn nên ăn 25-30g chất xơ mỗi ngày, trong đó 10g nên là trái cây và rau quả.

– Việc sử dụng các ứng dụng ghi lại thói quen ăn uống và tình trạng tập thể dục cũng giúp duy trì động lực giảm cân. Trong trường hợp này, nên kết nối bệnh nhân trực tuyến hoặc thông qua một nhóm hỗ trợ trực tiếp thay vì làm việc một mình.

Mặc dù có một lựa chọn là phẫu thuật giảm cân nhưng AADE chỉ ra rằng nó chỉ áp dụng cho những bệnh nhân béo phì nghiêm trọng, vì phẫu thuật sẽ có những rủi ro đáng kể.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ nếu bị béo phì“ tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y học Kyoto và Đại học...
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Hầu hết những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin đều có thể...
Làm thế nào để giúp trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có một cuộc sống học đường tốt hơn?
Tại Tokyo vào ngày 21 tháng 7, Nippon Medtronic đã tổ chức một cuộc...
Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)
Danh mục nội dung1. Tác dụng2. Cơ chế giảm lượng đường trong máu3. Điều...
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Như chúng ta vẫn biết, người cao tuổi dễ bị hạ đường huyết. Bởi...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng không...
Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin
Làm thế nào để giúp trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có một cuộc sống học đường tốt hơn?
Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường