Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ

Cỡ chữ:
A A
Theo thống kê trong 11 phụ nữ có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ rất khó nhận ra, nhưng trên thực tế cũng có một vài triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Đó là triệu chứng “bộ phận sinh dục nữ trở nên ngứa”. Nếu cảm thấy ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục, bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ.

1. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường đặc biệt ở phụ nữ “Ngứa ở vùng nhạy cảm”

Bệnh tiểu đường tiến triển từ từ, là một bệnh không có các triệu chứng chủ quan rõ ràng. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ phổ biến là “khô miệng và cổ họng”, “đi vệ sinh nhiều lần”, “sự thèm ăn bất thường”, “cân nặng sụt giảm”, “sưng chân”,… Đối với phụ nữ, nhiều người còn mắc phải triệu chứng “dễ mệt mỏi” và “dễ bị mụn”. Đây là những dấu hiệu khó nhận biết rõ ràng trong cuộc sống hàng ngày, và nhiều người thường không để ý với ý nghĩ “Chắc là chỉ mệt một chút thôi”.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ 3
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ đôi khi rất khó nhận biết

Trong những triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ này, có triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Đó là triệu chứng ngứa ngáy ở vùng âm hộ. Trường hợp người phụ nữ sau khi vệ sinh vùng âm hộ trong nhà tắm nhưng vẫn cảm thấy ngứa ngáy, có lẽ họ nên nghi ngờ đây là dấu hiệu bệnh tiểu đường.

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu ngay những triệu chứng bệnh tiểu đường mà bạn cần biết

2. Tại sao vùng nhạy cảm lại bị ngứa?

Vậy tại sao hiện tượng ngứa ở vùng nhạy cảm là một triệu chứng ban đầu bệnh tiểu đường ở phụ nữ? Khi phụ nữ bị bệnh tiểu đường, sức đề kháng của họ bị giảm và dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Dinh dưỡng không truyền đến mọi ngóc ngách của tế bào, sự bài tiết bã nhờn giảm và da có xu hướng bị khô. Khi da bị khô, hiện tượng ngứa dễ xảy ra.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ : ngứa ở vùng nhạy cảm

Và đặc trưng lớn của bệnh tiểu đường là nước tiểu có nồng độ đường cao. Thông thường, nếu mức đường trong máu tăng lên do việc ăn uống, insulin được tiết ra từ tuyến tụy và glucose trong máu được hấp thụ vào tế bào. Tuy nhiên, khi phụ nữ bị tiểu đường, hoạt động của insulin kém đi, gây ra hiện tượng có nhiều glucose hơn trong máu. Khi lượng glucose này được thải ra như nước tiểu, vi khuẩn như Candida có thể dễ dàng xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, gây ngứa ngáy.

cta kiến thức tiểu đườngCó hay không cách Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?

3. Rối loạn cân bằng hormone gây ra bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Nguyên nhân phụ nữ bị tiểu đường là do sự rối loạn “cân bằng hormone” như khi mang thai, khi sinh con và thời kỳ mãn kinh. Đặc biệt có nhiều người phụ nữ khi mang thai trở nên thèm ăn đồ ngọt, và đây là nguyên nhân dễ khiến phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ 2
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ: Rối loạn cân bằng hormone gây ra bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Hãy cẩn thận chú ý bởi khi mang thai phụ nữ thường bị khô họng và một phần của cơ thể người mẹ sẽ thay đổi do mang thai bởi “Có một em bé đang lớn lên trong bụng”. Ngoài ra, phụ nữ độ tuổi 40-50 gặp phải nhiều vấn đề trong thời kỳ mãn kinh cũng cần đặc biệt lưu ý đến triệu chứng bệnh tiểu đường. Nếu nhận biết rõ các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường, hãy liên hệ và nhận tư vấn với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bạn đang xem Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ tại Chuyên mục kiểm soát bệnh tổng thể

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bà...
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết
Trên thực tế, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ...
Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra về khả năng dung...
Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ là chú ý chế độ ăn kiêng
Tiểu đường thai kỳ được phát hiện trong quá trình mang thai, nguyên nhân...
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?
Những người bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là...
Sản phụ bị rối loạn glucose có nên chọn phương pháp sinh mổ?
Đa phần các bà mẹ thường ưu tiên lựa chọn sinh thường để đảm...
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết
Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ là chú ý chế độ ăn kiêng
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?
Sản phụ bị rối loạn glucose có nên chọn phương pháp sinh mổ?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường