Bệnh lý người tiểu đường bị mờ mắt được phát hiện như thế nào?

Cỡ chữ:
A A
Mờ mắt thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của người bị bệnh tiểu đường. Tiểu đường bị mờ mắt có thể do nhiều nguyên nhân, bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống như thế nào?

1. Tiểu đường gây ra mờ mắt ở người bệnh như thế nào?

Biến chứng tiểu đường ở mắt ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh, những biến chứng bệnh tiểu đường bị mờ mắt nặng có thể dẫn đến mù lòa. 2 biến chứng gây mù nghiêm trọng đó là bệnh lý võng mạc tiểu đường và đục thủy tinh thể.

Bệnh lý người tiểu đường bị mờ mắt được phát hiện như thế nào?
Bệnh lý người tiểu đường bị mờ mắt được phát hiện như thế nào? (Ảnh: Internet)

Bệnh lý võng mạc tiểu đường

Bệnh lý võng mạc tiểu đường là thuật ngữ mô tả tình trạng rối loạn võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra, các rối loạn có thể xảy ra là phù hoàng điểm (phần trung tâm của võng mạc hay còn gọi là điểm vàng bị sưng) và bệnh võng mạc tăng sinh (mạch máu bị rò rỉ vào trung tâm của mắt).

Trong giai đoạn ban đầu, biến chứng chưa có những triệu chứng rõ ràng, nhưng khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm:

– Trong tầm nhìn của mắt xuất hiện nhiều đốm và chuỗi mờ trôi nổi, thấy vùng tối hoặc trống.

– Tầm nhìn bị giảm, mắt nhìn mọi thứ bị mờ

– Nhìn vào màu sắc kém

– Nhiều lúc không nhìn thấy gì cả

– Bệnh lý võng mạc tiểu đường thường ảnh hưởng đến cả 2 bên mắt.

Người bị bệnh tiểu đường lâu năm và tăng đường huyết kinh niên thì nguy cơ bị nhiễm bệnh lý này cao hơn nhiều lần những người có thể kiểm soát được bệnh của mình. Theo con số thống kê, sau khoảng 10 – 15 năm người bệnh sống chung với tiểu đường thì 90% người tiểu đường tuýp 1 và 60% người tiểu đường tuýp 2 có bệnh lý võng mạc.

Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường tác động đến thị lực

Tỷ lệ người tiểu đường tuýp 1 bị đục thủy tinh thể cao hơn tiểu đường tuýp 2, khoảng 60% bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và những người trẻ hơn có nhiều nguy cơ hơn.

Bệnh lý là hiện tượng thể thủy tinh trong mắt của bạn bị mờ đục, ngăn ngừa đường dẫn truyền tia sáng đến võng mạc.

Các triệu chứng ở bệnh lý đục thủy tinh thể:

– Nhìn màu sắc mờ, nhòe

– Tầm nhìn bị mờ, bị che khuất

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng, thấy ánh sáng chói và vầng hào quang bao quanh tia sáng

– Biến chứng này thường xuất hiện ở một mắt.

– Luôn phải thay đổi đơn thuốc thường xuyên

Tiểu đường bị mờ mắt cũng có thể là dẫn đến của tăng nhãn áp

Bệnh lý xuất hiện khi áp lực trong mắt gây tổn thương thần kinh thị giác.

Theo Viện Mắt Quốc Gia, những người có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp là gấp đôi so với những người trưởng thành khác.

Các triệu chứng của bệnh lý tăng nhãn áp bao gồm:

– Cảm thấy đau mắt và đỏ mắt

– Người nôn nao, buồn nôn

– Tầm nhìn bị thu hẹp thành hình ống, mất tầm nhìn ngoại biên

– Xuất hiện vầng hào quang xung quanh tia sáng

2. Nguyên nhân mờ mắt

Bị tiểu đường là một nguyên nhân dẫn đến mờ mắt, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mắt mờ:

– Mắt bị khô

– Cận thị

– Người huyết áp thấp

– Viêm nhiễm, chấn thương mắt

– Tác dụng phụ ở một số loại thuốc kê toa đang dùng

– Dành nhiều thời gian ngồi trước máy tính, điện thoại ảnh hưởng đến tầm nhìn, gọi là hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số. Nên khắc phục bằng cách điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi và không gian làm việc, chú ý tầm nhìn đối với các thiết bị điện tử, nên có một khoảng cách thích hợp.

– Mờ mắt cũng là dấu hiệu của một số rối loạn hệ miễn dịch như bệnh đa xơ cứng và bệnh lupus.

Bệnh lý người tiểu đường bị mờ mắt được phát hiện như thế nào? 2
Yếu tố nào dẫn đến tình trạng mờ mắt (Ảnh: Internet)

3. Khi nào nên đến bệnh viện khám?

Người bị tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về mắt, vì thế phải đi khám và kiểm tra mắt thường xuyên. Hãy nói với bác sĩ điều trị về tất cả các triệu chứng và tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Người tiểu đường bị mờ mắt ban đầu chỉ là một vấn đề nhỏ có thể khắc phục nhanh chóng và đơn giản như nhỏ thuốc mắt và đeo kính mới, nhưng nếu để thời gian lâu mà không có những biện pháp khắc phục, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt và có thể dẫn đến mù lòa. Nên điều trị sớm để ngăn không cho bệnh nghiêm trọng hơn. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh lý của bạn và tìm cho bạn một kế hoạch điều trị thích hợp.

Bệnh lý người tiểu đường bị mờ mắt được phát hiện như thế nào? 1
Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám mắt định kỳ (Ảnh: Internet)

4. Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường bị mờ mắt

Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường bị mờ mắt:

– Duy trì ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn

– Có chế độ ăn uống bổ dưỡng cho mắt: ăn các thực phẩm có Omega – 3, dầu cá, cá hồi, cà rốt, hạt điều,… giúp sáng mắt.

– Thời gian nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ 6 – 8 giờ/ngày

– Luyện tập thể thao đều đặn cũng là cách tăng cường thị lực cho mắt

– Nên đi khám mắt định kỳ để phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh lý và có những điều trị thích hợp.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường bị mờ mắt gây ra làm bệnh nhân suy giảm thị lực, nặng có thể dẫn đến mù mắt, mất khả năng lao động và sinh hoạt của người bệnh. Để kiểm soát tốt những biến chứng về mắt do bệnh tiểu đường gây ra, nên có sự kiểm soát bệnh tiểu đường chặt chẽ, giữ đường huyết ổn định ở vùng an toàn, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh lý người tiểu đường bị mờ mắt được phát hiện như thế nào?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu – “Chuỗi ba bệnh nguy hiểm” cần được chú ý
“Triple risk” tên gọi của “chuỗi ba bệnh nguy hiểm” bao gồm huyết áp...
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao đều tiến triển mà không có...
Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Phòng khám Cleveland tại Hoa Kỳ khảo sát những phụ nữ đã sinh con...
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường...
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng dễ xảy ra tình trạng loãng xương...
Những thói quen ăn uống giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Nghiên cứu JPHC đã công bố kết quả khảo sát về chế độ ăn...
Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu – “Chuỗi ba bệnh nguy hiểm” cần được chú ý
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Những thói quen ăn uống giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường