Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 3?

Cỡ chữ:
A A
Nhiều người bệnh thắc mắc không biết bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì? Liệu tiểu đường tuýp 3 khác gì so với tiểu đường tuýp 1, tuýp 2…Tiểu đường tuýp 3 có phải tên gọi khác của tiểu đường thai kỳ? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

1. Bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 3 là một thuật ngữ được gọi chung cho những người bệnh Alzheimer khởi phát bởi tình trạng kháng insulin trong não (bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer hay mất trí nhớ).

Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể gặp khó khăn khi chuyển hóa đường thành năng lượng, phổ biến 2 loại bệnh tiểu đường:

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một tình trạng mãn tính, trong đó cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone insulin.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một tình trạng mãn tính trong đó cơ thể đề kháng insulin dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Nghiên cứu mới đang đề xuất rằng bệnh Alzheimer cũng nên được phân loại là một loại bệnh tiểu đường, được gọi là bệnh tiểu đường tuýp 3. Sự phân loại này còn gây tranh cãi nhưng hầu hết các bác sĩ đều sẵn sàng sử dụng tên gọi này cho đến khi có nhiều nghiên cứu được thực hiện thêm.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 3?
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 3? (ảnh: Internet)

2. Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer

Các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer là do tính kháng insulin cũng xảy ra trong não. Vì thế, trong não của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, insulin không thể tạo ra sự truyền tín hiệu thụ thể thành công.

Theo thời gian, nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bệnh sẽ gây những tổn thương tới mạch máu, bao gồm cả mạch máu trong não. Vì nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không biết rằng họ mắc bệnh, vì thế những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ biến chứng này cao hơn .

Bệnh tiểu đường cũng làm mất cân bằng chất hóa học trong não, có thể gây ra bệnh Alzheimer. Và tình trạng lượng đường trong máu cao kéo dài gây viêm có thể làm hỏng các tế bào não.

Vì những lý do này, bệnh tiểu đường được coi là yếu tố nguy cơ của một tình trạng gọi là chứng mất trí nhớ mạch máu. Những triệu chứng như khó chịu, thờ ơ, đau đầu mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, suy nhược…có thể là một chẩn đoán độc lập của chứng mất trí nhớ mạch máu, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ phát triển thêm thành bệnh Alzheimer.

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 3

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ lên đến 60% tiến triển bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ. Theo một nghiên cứu với hơn 100.000 đối tượng mắc trí nhớ đã chỉ ra rằng phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có xác suất mắc chứng mất trí nhớ mạch máu cao hơn nam giới.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

Huyết áp cao

– Thừa cân hoặc béo phì

– Một số tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như trầm cảm và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

4. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 3

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 3 giống như các triệu chứng của sa sút trí tuệ hoặc Alzheimer sớm. Những triệu chứng này bao gồm :

– Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và các tương tác xã hội

– Gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày

– Hay nhầm lẫn

– Giảm khả năng phán đoán dựa trên thông tin

– Tính cách thất thường

5. Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 3

Không có xét nghiệm cụ thể đối với bệnh Alzheimer hoặc bệnh tiểu đường tuýp 3. Người bệnh sẽ được bác sĩ đặt một vài câu hỏi về lịch sử gia đình và các triệu chứng gặp phải. Qua chẩn đoán hình ảnh não MRI và CT Scanner, bác sĩ có thể phát hiện các khối u, bằng chứng của chứng đột quỵ nhẹ hoặc nặng, tổn thương từ các chấn thương đầu nghiêm trọng hay sự tích tụ dịch trong não. Bên cạnh đó, xét nghiệm dịch não tủy cũng có thể phán đoán chỉ số của Alzheimer.

Mọi người nếu có những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 và Alzheimer nhưng chưa được chẩn đoán mắc bệnh này, mọi người có thể chẩn đoán xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm HbA1c.

Nếu người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2, điều cần thiết là phải bắt đầu điều trị ngay để có thể giảm thiểu ảnh hưởng tới não và làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer hoặc chứng suy giảm trí nhớ.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 3? 1
Cần chuẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 để điều trị sớm (ảnh: Internet)

6. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 3

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc bệnh Alzheimer cần thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và tập thể dục, ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị.

Khuyến khích bệnh nhân nên có chế độ ăn ít chất béo và giàu trái cây và rau quả, việc làm giúp cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, những người hút thuốc được khuyến cáo nên bỏ thuốc lá.

Nếu bệnh nhân mắc cả bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer, việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Tùy từng tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin. Thuốc theo toa có sẵn để điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ gồm thuốc kháng cholinesterase như donepezil (Aricept), galantamine (Razadyne) và Rivastigmine (Exelon). Memantine (Namenda) có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

Các triệu chứng khác của bệnh Alzheimer và chứng suy giảm trí nhớ như thay đổi tâm trạng và trầm cảm, có thể được điều trị bằng thuốc hướng thần. Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu là một phần của điều trị trong một số trường hợp.

7. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 3

Nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, có nhiều cách giúp bệnh nhân có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 3. Dưới đây là một số phương pháp đã được chứng minh để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa biến chứng:

– Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 3? 2
Bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng (ảnh: Internet)

– Ăn thực phẩm lành mạnh giàu protein và nhiều chất xơ

– Theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu theo khuyến nghị của bác sĩ

– Dùng bất kỳ loại thuốc theo quy định theo lịch trình và đều đặn

– Theo dõi mức cholesterol

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 3? 3
Duy trì cân nặng tiêu chuẩn là tiền đề cho cuộc sống khỏe mạnh (ảnh: Internet)

Tên gọi bệnh tiểu đường tuýp 3 vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tự hiểu với nhau rằng khi nói đến bệnh tiểu đường tuýp 3 nghĩa là bệnh nhân mắc đồng thời bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer. Bệnh nhân nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bạn đang xem bài viết:Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 3?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Hà Nội ô nhiễm nặng, không khí nằm ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm
Trong nhiều ngày vừa qua, Hà Nội tiếp tục đứng đầu danh sách các...
Năng lượng
Danh mục nội dungNăng lượng là gì?Năng lượng hấp thụNăng lượng sử dụngNăng lượng...
Lipid
Danh mục nội dungLipid là gì?Lipid có hiệu quả gì?Nên hấp thụ bao nhiêu...
Điều trị bệnh nha chu và cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường. Giảm nguy cơ mắc biến chứng
Các nghiên cứu của Vương quốc Anh đã chứng minh rằng nếu tích cực...
Người mắc đồng thời bệnh tiểu đường và ung thư có khả năng bị mất trí nhớ cao?
Một cuộc khảo sát tiến hành trên các bệnh nhân Nhật Bản đã làm...
Phát hiện protein “Activin E” hỗ trợ điều trị tiểu đường và béo phì
Nhóm nghiên cứu của Đại học Kitasato, Đại học Kyoto và Đại học Khoa...
Hà Nội ô nhiễm nặng, không khí nằm ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm
Năng lượng
Lipid
Điều trị bệnh nha chu và cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường. Giảm nguy cơ mắc biến chứng
Người mắc đồng thời bệnh tiểu đường và ung thư có khả năng bị mất trí nhớ cao?
Phát hiện protein “Activin E” hỗ trợ điều trị tiểu đường và béo phì
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường