Gợi ý nấu ăn cho người tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Bạn có biết món ăn nào tốt cho người tiểu đường? Bệnh nhân và người nhà có thể thực hiện cách nấu ăn cho người tiểu đường trong gia đình, những món ăn này không những tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà còn đem lại chế độ ăn uống khỏe mạnh cho mọi người. Mọi người hãy ghi nhớ và áp dụng nhé!

Hiện nay, ở Việt Nam hơn 3,5 triệu người đang sống chung với bệnh tiểu đường (6% dân số), mỗi năm có gần 29.000 người tử vong do các biến chứng liên quan. Bệnh tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Phần lớn nguyên nhân là do chế độ ăn uống và lười vận động khiến mọi người tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, chế độ ăn uống và tập luyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Quan điểm khi bị bệnh tiểu đường bệnh nhân sẽ phải kiêng khem tuyệt đối là sai, người bệnh vẫn có thể được thưởng thức nhiều món ăn bổ dưỡng, bên cạnh đó còn có rất nhiều món ăn có tác dụng tốt tới lượng đường trong máu. Dưới đây là cách nấu ăn cho người tiểu đường để giúp bệnh nhân có thể lựa chọn nhiều thực đơn phong phú.

1. Những chú ý về ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường

– Đảm bảo nhu cầu năng lượng mỗi ngày, không nên ăn quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Nhu cầu năng lượng của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, thể trạng, loại hình công việc.

– Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ – cân bằng dưỡng chất. Trước khi nấu ăn cho người tiểu đường, bệnh nhân nên biết cách tính toán lượng khẩu phần ăn hàng ngày: 15-20% đạm (protein), 25-30% chất béo (lipid) và 55-60% chất đường bột (carbohydrate).

– Khuyến khích ăn thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, tác dụng tốt trong việc ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường có thể hấp thu khoảng 30-40 g/ngày.

– Ăn các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (vitamin B1, B2, PP), giúp bệnh nhân phòng ngừa tình trạng nhiễm toan ceton.

– Khi nấu ăn cho người tiểu đường nên chú ý hạn chế nêm muối. Lượng khuyến cáo sử dụng mỗi ngày nhỏ hơn 6g từ tất cả các thực phẩm hấp thu.

– Bệnh nhân nên ăn nhiều bữa trong ngày, có thể ăn 5-6 bữa để kiểm soát tình trạng tăng đường huyết quá mức sau ăn, hạ đường huyết khi đói và hạ đường huyết trong đêm (tình trạng này dễ xảy ra với bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc và insulin).

– Bác sĩ thường khuyến khích việc nấu ăn cho người tiểu đường nên được chế biến dưới dạng luộc và nấu là chính, hạn chế rán, rang.

– Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá…

Gợi ý nấu ăn cho người tiểu đường 1
Những chú ý về ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường (ảnh: Internet)

2. Những món ăn giúp kiểm soát lượng đường máu

Bệnh nhân nên tuân thủ theo những nguyên tắc ăn uống tốt cho người tiểu đường được nêu trên, bên cạnh đó, có nhiều món ăn có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Sau đây là 9 gợi ý nấu ăn cho người tiểu đường, bệnh nhân không nên bỏ qua!!!

Món ăn Công dụng Chuẩn bị Chế biến
Thịt heo nạc xào cần tây Có tác dụng hạ đường huyết và hạ huyết áp – 50g thịt heo nạc băm nhỏ

– 300g rau cần tây, rửa sạch, cắt khúc

– 1 quả trứng gà

– 15g khoai mài: rửa sạch và để ráo nước

– 10g bột năng

– Hành tím, gừng tươi thái lát, dầu ô-liu (nếu có)

– Xào khoai đến khi chín mềm, cho thêm cần tây và gừng vào đảo đều, nêm thêm tí muối và bột ngọt, sau đó cho ra bát

– Trộn đều hỗn hợp: thịt heo, bột năng, trứng gà và thêm chút muối 

– Làm nóng chảo với chút dầu, sau đó cho hỗn hợp thịt vào, đảo đều tay

– Nêm vừa miệng

Nấm xào cải xanh và bắp non Món ăn tốt cho người tiểu đường kèm theo các bệnh như: động mạch vành, cao huyết áp, mỡ máu cao – 350g rau cải xanh thái khúc

– 6g nấm hương tươi, bỏ cuống (sơ chế bằng cách ngâm qua nước muỗi pha loãng)

– 50g bắp non

– Hành tím, dầu ô-liu (nếu có) 

– Làm nóng chảo, phi thơm hành tím với dầu 

– Xào nấm trước cho chín, sau đó xào tiếp với bắp non và rau cải xanh

– Nêm gia vị cho vừa miệng

Cháo bí đao Có tác dụng giảm cân đối với bệnh nhân béo phì và thừa cân – 100g bí đao cắt nhỏ

– 1/2 lon gạo tẻ

– Rang gạo tẻ đã vo sạch và để ráo

– Cho thêm nước, đun đến khi gạo nở rồi cho bí đao vào nấu cùng

– Khi cháo mềm, nêm chút muối và gia vị 

Ốc bươu nấu củ chuối Món ăn giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh tiểu đường như khát nước, đói bụng – Thịt heo ba chỉ thái mỏng

– Ốc bươu ngâm trong nước vo gạo

– Đậu phụ rán sẵn

– Quả chuối non thái lát nhỏ, ngâm sẵn nước cho hết nhựa

– Nghệ giã vắt nước, mẻ, khế, mắm tôm…

– Khêu lấy đầu ốc bươu, bỏ ruột

– Ướp thịt lợn và ốc với mẻ, nghệ

– Ninh nhừ chuối trong khoảng 1-2 giờ

– Sau khi chuối chín, cho tất cả nguyên liệu và nêm gia vị, đun thêm 1 tiếng nữa là có thể dùng

Canh tía tô, rau thơm Tốt cho bệnh nhân tiểu đường kèm cảm lạnh – 30g lá tía tô

– 100g tôm nõn

– 10g các loại rau thơm như húng quế, kinh giới, húng lủi

– Giã tôm nát và đun sôi với nước

– Cho thêm tía tô và các loại rau thơm vào nồi

– Dùng nước canh ăn mỗi ngày một bữa và ăn liên tục trong một tháng (dùng cách nhau 3 ngày)

Canh mướp đắng nhồi thịt – Đẩy mạnh quá trình sản xuất insulin từ tuyến tụy, cải thiện khả năng hấp thu đường từ tế bào

– Ngăn ngừa tình trạng gan giải phóng glucose

– Thịt nạc vai xay nhuyễn

– Mướp đắng

– Mộc nhĩ, mùi tàu, hành

– Cắt hai đầu mướp đắng, rửa sạch, thái nhỏ thành khúc chừng 3-5 cm

– Trộn thịt với mộc nhĩ thái nhỏ, nêm chút gia vị, nhồi hỗn hợp vào khúc mướp đắng 

– Đun sôi khoảng 10 phút khúc mướp đắng vừa nhồi thịt

– Thêm hành, mùi tàu tạo hương thơm cho món ăn

Canh hẹ Có tác dụng hạ đường huyết – 150g hẹ tươi cắt khúc

– 30g tôm khô

– Đậu phụ sống

– Cà chua, hành tím

– Tôm ngâm cho nở rồi giã nát

– Làm nóng chảo, phi hành tím rồi cho tôm vào xào, cho nước vào đun sôi

– Thêm đậu phụ, cà chua, hẹ vào nấu cùng

– Sau cùng thêm gia vị cho vừa miệng là có thể dùng

Cháo cà rốt – Có tác dụng hạ đường huyết

– Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì

– Tốt cho người tiểu đường kèm theo mỡ máu cao

– Cà rốt xắt miếng nhỏ

– Gạo

Nấu cháo nhừ cùng cà rốt và gạo
Thịt vịt hầm hạt sen Tốt cho bệnh nhân tiểu đường chức năng thận bị suy giảm – 350g thịt vịt

– 150g hạt sen đã tách bỏ tâm

– Rượu, gừng

– Làm sạch mùi thịt vịt với rượu và gừng

– Hầm nhừ hạt sen, thịt vịt trong nồi đất, nêm gia vị cho vừa miệng

Nhìn chung, việc nấu ăn cho người tiểu đường cũng không cần đòi hỏi quá cầu kỳ, bệnh nhân có thể tự nấu cho mình và gia đình cùng thưởng thức.

Bạn đang xem bài viết:Gợi ý nấu ăn cho người tiểu đường” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Ngày càng nhiều sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, điều này không chỉ...
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tăng đường huyết. Bài viết sẽ...
Các biện pháp chống lại bệnh béo phì và suy nhược cơ thể
Bằng việc phòng chống lại cân béo phì, chúng ta có thể phòng ngừa...
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho biết, trẻ em thường có xu hướng...
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em Việt Nam đang...
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng thuốc điều trị bệnh...
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường
Các biện pháp chống lại bệnh béo phì và suy nhược cơ thể
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường