Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị tiểu đường và những điều cần biết

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến việc điều trị cũng như phát sinh các vấn đề về sức khỏe. Khi mức đường huyết cao về lâu dài sẽ dẫn đến các vấn đề về tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh, răng và đặc biệt là nhiễm khuẩn. 

Biến chứng nhiễm trùng cũng là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh tiểu đường không chỉ có diễn biến phức tạp mà còn ảnh hưởng đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường đang trở thành vấn đang được nhiều người quan tâm vì ngày càng có nhiều trường hợp gặp phải. 

1. Các loại biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường

Có 4 loại nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường gây ra, tuy nhiên người bệnh hay bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác. 

1.1. Viêm đường tiết niệu

Đường tiết niệu là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, đồng thời hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, chất thải ra ngoài. Nếu không được phát hiện kịp thời, viêm đường tiết niệu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết. Cơ quan của đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quan và niệu đạo. 

Khi có vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu, chúng ta sẽ bị viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu. Đối với bệnh nhân tiểu đường, viêm đường tiết niệu sẽ có một số biểu hiện như sau: 

– Viêm bàng quang: Cơ thể bị sốt hoặc không, đi tiểu bị buốt, khó khăn. Nước tiểu đục và có cặn. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân tiểu đường khi viêm bàng quan lại không có triệu chứng. .

– Viêm thận, bể thận: Người bị bệnh sẽ cảm thấy đau đớn vùng hông lưng, sốt cao, toàn thân run lạnh, nước tiểu đục màu hoặc có máu. 

1.2. Nhiễm trùng da mô mềm

Đây là hiện tượng khi vi khuẩn xâm nhập vào các lớp da, tạo ra phản ứng ở cơ thể. Có thể xảy ra dưới dạng áp xe da có mủ xung quanh, bị nổi ban đỏ, sưng hoặc nhiễm trùng lan tỏa. Mức độ nghiêm trọng từ nhiễm trùng bề mặt da ở mức độ nhẹ đến trung bình và sâu hơn, có khi hoại tử.

Một số loại nhiễm trùng da mô mềm là:

– Loét bàn chân: thường là ở các ngón chân, cẳng chân, cổ chân và lòng bàn chân. Khi bị nặng sẽ bị hoại tử, chảy mủ, sưng nề và tấy đỏ tại chỗ. 

– Viêm mô tế bào: Da sẽ xuất hiện các vết viêm đỏ, sưng hạch xung quanh. 

– Nhiễm nấm: Có thể là nhiễm nấm bộ phận sinh dục hoặc giữa các kẽ ngón chân gây loét bàn chân. 

– Viêm da do tụ cầu: Trên da có nhiều mụn nhọt.

Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị tiểu đường và những điều cần biết 1
Nhiễm trùng da mô mềm là một trong những nhiễm trùng thường thấy (Ảnh: Internet)

1.3. Nhiễm trùng phổi

Bệnh nhân bị tiểu đường khi bị nhiễm trùng phổi là do sự thay đổi sức đề kháng của cơ thể, các chức năng nội mạc đường hô hấp và nhu động của vi nhung mao trên tế bào nội mạc. Bao gồm các loại:

– Viêm phổi: Người bệnh sẽ sốt cao, ho có đờm, khạc ra máu, đau ngực, khó thở. Nếu bị nặng sẽ kéo theo một số biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, nhiễm trùng huyết.

– Lao phổi: Cơ thể mệt mỏi, da xanh, nhiều mồ hôi vào ban đêm, sút cân, ho khan hoặc có đờm, máu kéo dài, đau ngực… Nếu bị nặng và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị sẽ suy kiệt và dẫn tới tử vong.

1.4. Nhiễm trùng răng miệng

Khi bị nhiễm trùng răng miệng khi bị tiểu đường, người bệnh sẽ bị rụng răng, viêm lợi, quanh chân răng, sâu răng, cao răng… Vùng chân răng có mủ và sưng tây dẫn đến nhiễm trùng, không điều trị kịp thời sẽ bị tử vong. 

2. Các sai lầm thường gặp khi bị nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng nhiễm trùng thường là ở giai đoạn bệnh đã tiến triển mà không kịp thời điều trị và theo dõi. Tuy nhiên mặc dù mắc bệnh, nhiều người vẫn mắc phải một số sai lầm sau:

2.1. Đã dùng thuốc nhưng không khỏi

Đa phần người bệnh đều tự ý mua thuốc mà không tham khảo tư vấn của bác sĩ, điều này dẫn đến tình trạng bệnh không những không tiến triển mà còn gây ra một số biến chứng kèm theo. Đối với bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm trùng sẽ bị suy giảm sức kháng khuẩn vì các mạch máu đã bị tổn thương, lớp tế bào nội mạc, hồng cầu bị suy giảm sự mềm dẻo, khi phát triển nặng và điều trị tốn kém và kéo dài. Chính vì thế, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ dùng đúng kháng sinh ,đúng phác đồ điều trị thì bệnh mới khỏi.

2.2. Các vết thương khi bị nhiễm trùng sẽ lành

Trên thực tế các vết thương do nhiễm trùng vì bệnh tiểu đường gây ra thường khó lành hơn. Vì đường huyết cao làm chậm quá trình liền da, liền sẹo. Vi khuẩn và bệnh nấm sẽ phát triển rất nhanh nhờ được hấp thụ đường trong máu.

Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị tiểu đường và những điều cần biết 2
Người bệnh thường hay mắc sai lầm trong việc xác định nhiễm trùng do tiểu đường (Ảnh: Internet)

2.3. Người bị tiểu đường sẽ không bị sâu răng

Đây là quan niệm sai lầm bởi, khi đã bị nhiễm trùng, bệnh sâu răng còn phổ biến hơn người bình thường. Sự tập trung quá nhiều đường trong nước bọt dẫn đến sâu răng. 

2.4. Loét bàn chân không nguy hiểm

Loét bàn chân rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng khác. Theo thông kế:

– Có đến 15% bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân trong suốt thời gian mắc bệnh.

– Có 15% bệnh nhân loét bàn chân sẽ bị tàn tật do phải cắt cụt chi

– Có 15% bệnh nhân loét bàn chân có viêm xương kèm theo

–  Có 50% bệnh nhân bị cắt cụt cẳng chân hoặc bị cắt ngang đùi

– 50% bệnh nhân sẽ phải cắt cụt chân lần 2 trong vòng 5 năm

– 50% bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm

2.5. Có thể tự cắt các vết chai, mụn cơm ở bàn chân khi bị tiểu đường

Tốt nhất là không nên tự ý điều trị hay cắt bỏ khi bị nhiễm trùng bất thường. Không nên sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Những công việc này cần phải được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa đã qua đào tạo.

3. Phòng ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường

Bất kỳ giai đoạn nào của bệnh cũng cần được theo dõi và điều trị, đặc biệt để không gây ra các biến chứng khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý phòng ngừa cẩn thận, đảm bảo an toàn cho bản thân. 

3.1. Đối với răng miệng

Cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách, tuyệt đối không dùng các loại bàn chải cứng gây xước hay đau lợi. Khi đi ra đường cần đeo khẩu trang để không hít phải khí bụi, ô nhiễm. 

3.1. Đối với cơ thể

Nên sử dụng những loại quần áo, vớ, nón vải mềm với chất liệu thấm hút mồ hôi.

Luôn chú ý vệ sinh đường tiểu sạch sẽ, giảm khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên rửa vùng kín sau khi quan hệ và ăn các loại thực phẩm có lợi như sữa chua.

3.3. Đối với nhiễm trùng da

Người bệnh cần giữ vệ sinh sạch sẽ, không tắm nước nóng, chọn các loại xà phòng giữ ẩm vừa phải, khi tắm xong cần giữ da khô ráo bằng cách xoa bột talc vào những vùng da hay cọ xát như nách, bẹn, kẽ ngón chân. Rửa sạch bằng nước hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện.

3.4. Đối với nhiễm trùng bàn chân

Kiểm tra bàn chân hằng ngày nếu thấy xuất hiện các vết đỏ nước, mụn, vết trầy xước phải hỏi bác sĩ cách điều trị ngay. 

Lưu ý rửa chân bằng nước ấm, không ngâm quá lâu trong nước nóng hoặc lạnh, lau sạch chân sau khi rửa xong. 

Giữ da chân mềm mại bằng kem dưỡng ẩm, tránh tình trạng khô nứt. Nhưng cần ghi nhớ không thoa kem vào kẽ chân, vì dể gây nên nhiễm trùng nếu có trầy xước.

Cắt móng chân đê đảm bảo không gây tích tụ vi khuẩn, đề phòng móng nhọn sắc gây tổn thương da chân. 

Thay tất và làm sạch giày thường xuyên tránh để vi khuẩn, bụi bẩn thâm nhập. 

3.5 . Vận động thường xuyên

Hãy tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội… để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không áp dụng các bài tập gây sức nặng với bàn chân. 

Khi ngồi bình thường có thể cử động cẳng chân, bàn chân hay nhón gót chân tại chỗ hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng như leo cầu thang nhẹ, nâng dần lên, tuy nhiên không được chọn các bài tập quá nặng hay dễ gây tổn thương. 

Bạn đang xem bài viết: “Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị tiểu đường và những điều cần biết” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản đã đưa ra kiến nghị kêu gọi...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ
Các nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Lão khoa đã...
Vitamin K
Danh mục nội dungVitamin K là gì?Vitamin K có hiệu quả gì?Những loại thực...
3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả
Vận động thể lực hàng ngày là thói quen tốt, giúp nâng cao sức...
Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 có thể...
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ
Vitamin K
3 nhóm bài tập dành cho người tiểu đường đạt hiệu quả
Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường