Trường hợp bệnh nhân tiểu đường không điều trị bằng insulin mà sử dụng thuốc uống, bệnh nhân có cần thay đổi lượng thuốc uống vào ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường không?
Thuốc uống điều trị tiểu đường không làm giảm lượng đường trong máu trực tiếp như insulin, nhưng chúng sẽ hoạt động trên tuyến tụy, gan, ruột, cơ bắp…trong cơ thể để làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, rất khó kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thay đổi liều dùng. Đặc biệt là khi tình trạng thể chất bệnh nhân tiểu đường không tốt khi bị những bệnh khác, sự hấp thu và tác dụng của thuốc không ổn định trong giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân tiểu đường không thể tự đo đường huyết, do đó họ có thể không nắm bắt được tình trạng bệnh của bản thân một cách chính xác.
Vì vậy, khi bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên điều chỉnh lượng thuốc uống trong khi xem lượng thức ăn. Hiện nay có 5 loại thuốc uống điều trị tiểu đường: nhóm thuốc sulfonylurea (SU), thuốc thúc đẩy bài tiết insulin tác dụng nhanh, nhóm thuốc ức chế α-glucosidase, nhóm thuốc biguanide (BG) và thuốc cải thiện tính kháng insulin (dẫn xuất thiazolidine), tùy vào đặc trưng của từng loại thuốc mà có những hướng dẫn khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng y tế của bệnh nhân tiểu đường, việc dùng thuốc tạm thời có thể bị dùng lại và chuyển sang điều trị bằng insulin.
>> Xem thêm câu hỏi: Bệnh nhân tiểu đường có nên tiêm insulin khi không thể ăn uống trong ngày bị bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường không?
https://kienthuctieuduong.vn