Tiểu đường có ăn được đỗ đen, đỗ xanh, đậu đỏ… không?

Cỡ chữ:
A A
Người tiểu đường có ăn được các loại đỗ đen, đỗ xanh, đậu đỏ,..không? Ăn các loại đậu này có ảnh hưởng gì tới bệnh tiểu đường?

1. Lợi ích chung của các loại đậu (đỗ)

– 1/3 chén đỗ được nấu chín cung cấp khoảng 80 calo và khoảng 15g carbohydrate và có thể thay thế cho khẩu phần tinh bột.

– 1/2 chén đỗ được nấu chín có thể thay thế cho khẩu phần protein động vật.

Dưới đây là thông tin dinh dưỡng trong 1/3 chén đỗ các loại:

Các loại đỗ Đỗ đen Đậu lima Đậu đỏ
Calo 75 60 73
Protein(g) 5 3 5
Carbohydrate(g) 13 11 12
Chất xơ(g) 5 3 4

Đỗ là một loại thực phẩm giàu protein, là một sự lựa chọn tốt thay thế cho thịt. Nhưng đỗ không có chất béo bão hòa và cũng chứa lượng chất xơ dồi dào, vì thế đỗ là loại thực phẩm lành mạnh.

Đỗ thường được nhóm với các loại thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì và khoai tây. Nhưng chúng là loại thực phẩm có xu hướng giàu protein và chất xơ cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Đỗ cung cấp chất xơ hòa tan đáng kể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm kháng insulin trong các nghiên cứu trên động vật. Kết quả nghiên cứu này mang lại nhiều hứa hẹn, tuy nhiên việc giảm kháng insulin cần được kiểm chứng dựa trên nhiều nghiên cứu ở người hơn.

Tiểu đường có ăn được đỗ đen không? 1
Các loại đỗ có tốt cho người tiểu đường – Tiểu đường có ăn được đỗ đen không? (ảnh: Internet)

2. Người tiểu đường có nên ăn đỗ (đậu)?

Người bệnh tiểu đường cần lên thực đơn ăn uống khoa học để kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường. Người tiểu đường có thể thêm đỗ vào thực đơn ăn uống? Người tiểu đường có nên ăn đỗ?

Đỗ là loại thực phẩm người tiểu đường có thể ăn. Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến khích người bị tiểu đường ăn đỗ. Đỗ là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Vì đỗ chứa protein và chất xơ nên là thực phẩm dinh dưỡng 2 trong 1 cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên theo dõi chất dinh dưỡng cân đối để có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác.

Người tiểu đường có thể dùng đỗ chế biến những món ăn nhẹ tuyệt vời. Đỗ có thể thêm vào món salad rau củ quả, súp, thịt hầm, hầm cùng gạo,…

Các nhà khoa học cho biết: nếu ăn các loại đậu lăng, đậu Hà Lan, bạn có thể giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Kết quả trên theo nghiên cứu PREDIMED (Dự phòng bệnh tim mạch với chế độ ăn Địa Trung Hải) của Cơ quan dinh dưỡng con người, thuộc trường đại học Rovrira Virgi, tại Tây Ban Nha. Phân tích trên 3.300 tình nguyện viên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng không bị tiểu đường tại thời điểm bắt đầu theo dõi. Sau 4 năm, kết quả theo dõi cho thấy so với nhóm ăn nhiều đậu (đỗ) (3,35 khẩu phần đậu (đỗ)/ tuần) giảm đến 35% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 hơn nhóm ăn ít đậu (đỗ) (ăn dưới 1,5 khẩu phần/tuần).

Để tìm hiểu các loại đậu tốt cho người tiểu đường, xem thêm tại các mục tiếp theo để biết: Tiểu đường có ăn được đỗ đen không? Tiểu đường có ăn được đậu đỏ? Tiểu đường có nên ăn đậu xanh?…

Tiểu đường có ăn được đỗ đen không?
Tiểu đường có ăn được đỗ đen không? (ảnh: Internet)

3. Tiểu đường có ăn được đỗ đen không?

Ngoài lượng protein, carbohydrate và chất xơ, đỗ đen cũng chứa nhiều axit amin thiết yếu. Ăn đỗ đen có thể bổ sung vitamin A, B1, B2,…Đỗ đen có tác dụng bổ thận, bổ máu và có tác dụng tăng cường thị lực.

Tiểu đường ăn đậu đen được không?

Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đỗ đen được coi là thực phẩm hàng đầu, rất có lợi trong quá trình chuyển hóa đường ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Người tiểu đường sau khi ăn không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết.

Vitamin, enzyme trong đỗ đen giúp lưu thông mạch máu, giúp ngăn ngừa và giảm các biến chứng bệnh thần kinh do tiểu đường, các biến chứng vi mạch và mạch máu lớn.

Tiểu đường uống nước đỗ đen có thể kiểm soát lượng đường máu?

Bệnh nhân tiểu đường uống nước đỗ đen bằng cách rang qua đun lấy nước uống hàng ngày, uống không quá 500ml mỗi ngày.

Ngoài ra, tiểu đường có thể sử dụng đỗ đen bằng cách: Ngâm 50g đỗ đen trong 2-4 giờ, sau đó ăn sống cả vỏ. Ăn trước 30 phút trước bữa ăn trưa và tối.

Tiểu đường có ăn được đỗ đen không? 2
Tiểu đường có ăn được đỗ đen không?: Tiểu đường ăn đỗ đen giúp kiểm soát lượng đường máu (ảnh: Internet)

4. Đậu xanh có tốt cho người tiểu đường?

Trong đậu xanh chứa 14% nước, 2,4% lipid; 24,3 % protein; 53,10 % glucid; giàu axit amin và các chất vi lượng, chứa các loại vitamin A, B1, B2, C, PP.

Lượng chất xơ hòa tan trong đậu xanh giúp giảm sự hấp thu chất béo thừa, đặc biệt là cholesterol, nhờ đó kiểm soát được cân nặng, mỡ máu. Đối với người tiểu đường, ăn đậu xanh cũng giúp kiểm soát lượng đường máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, vỏ đậu xanh chứa flavonoid có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm đề kháng insulin ở người bệnh.

Tiểu đường có ăn được đỗ đen không? 3
Người tiểu đường có nên ăn đỗ xanh (ảnh: Internet)

5. Tiểu đường có ăn được đậu đỏ?

Đặc điểm chung của các loại đậu, ăn đậu đỏ cũng có tác dụng loại bỏ chất cặn bã, chất độc trong thành ruột, loại bỏ chất béo dư thừa gây hại cho sức khỏe. Tiểu đường ăn đậu đỏ có tác dụng giảm cân, kiểm soát lượng đường máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch của tiểu đường, giúp ổn định huyết áp, cải thiện chức năng thận.

Tiểu đường có ăn được đỗ đen không? 4
Đậu đỏ cũng có mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường (ảnh: Internet)

Tóm tắt:

– Đậu không chỉ là một thực phẩm bổ sung lành mạnh trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường, mà chúng còn dễ dàng bảo quản và ít tốn kém. Đậu đóng hộp ít natri, đậu khô có thể bảo quản trong môt thời gian dài và chúng là loại thực phẩm người tiểu đường có thể sử dụng, không ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng tăng đường huyết.

– Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đỗ, đậu lăng và các loại đậu khác giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

– Đối với các loại đậu (đỗ) bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá nhiều, đậu khô có chứa nhiều purine có thể tăng lượng axit uric trong máu.

Qua bài viết trên, chúng ta có thể biết được người tiểu đường có ăn được đỗ đen không? Ăn đỗ đỏ, đỗ xanh có tốt cho người tiểu đường? Từ đó có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp trong chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường khoa học, lành mạnh và giàu dinh dưỡng.

Bạn đang xem bài viết:Tiểu đường có ăn được đỗ đen không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?
Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi đều phải được chú...
Quả tốt cho người tiểu đường
Do trong hoa quả chứa nhiều đường nên có lẽ nhiều người nghĩ rằng...
β-carotene
Danh mục nội dungTương đương β (beta) -carotene là gì?β-carotene có hiệu quả gì?Những...
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ – tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?
 Ngay cả phụ nữ trước khi mang thai không hề có dấu hiệu bất...
Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị
Trước thực trạng điều trị quá mức cho bệnh nhân tiểu đường, khuyến cáo...
Tác dụng phụ của insulin
Insulin là loại thuốc đặc hiệu giúp giảm lượng đường trong máu. Có thể...
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?
Quả tốt cho người tiểu đường
β-carotene
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ – tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?
Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị
Tác dụng phụ của insulin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường