Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cỡ chữ:
A A
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “Sô cô la tốt cho sức khỏe” đã được công bố. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng kèm theo điều kiện là “nếu không ăn quá nhiều sô cô la”.

Trong sô cô la chứa bao nhiêu lượng calo?

Các loại đồ ngọt sẽ đem lại cho người dùng cảm giác tươi mới và vui vẻ. Tuy nhiên, khi được khuyên, “không nên ăn đồ ngọt”, “nên hạn chế ăn đồ ngọt”,…vì những lý do như theo chế độ ăn uống điều trị và do tình trạng béo phì thì nên làm thế nào? Điều quan trọng là mọi người cần phải biết có bao nhiêu năng lượng chứa trong đồ ngọt để điều chỉnh và quản lý lượng ăn phù hợp.

Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 1
Sô cô la là một loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo, nhưng trong sô cô la còn có chứa canxi, magie, sắt, chất xơ,…

Sô cô la là một loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo, nhưng trong sô cô la còn có chứa canxi, magie, sắt, chất xơ,…Hơn nữa, ca cao trong nguyên liệu của sô cô la chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Hấp thụ một lượng polyphenol vừa phải có thể kỳ vọng về ​​hiệu quả cải thiện tình trạng hạ huyết áp và độ nhạy insulin.

Thành phần dinh dưỡng của sô cô la

Sô cô la sữa (100 g)

Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 2

Năng lượng: 558 kcal

Lipid: 34.1 g

Carbohydrate: 55.8 g

Sô cô la trắng (100 g)

Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 3

Năng lượng: 588 kcal

Lipid: 39.5 g

Carbohydrate: 50.9 g

 Bánh quy sô cô la (100 g)

Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 4

Năng lượng: 501 kcal

Lipid: 25.3 g

Carbohydrate: 62.1 g

Sô cô la có tác động như thế nào đối với sức khỏe?

Theo một nghiên cứu dịch tễ học kiểm tra mối quan hệ giữa sô cô la và sức khỏe, sô cô la dường như tốt cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu phân tích 114.000 dữ liệu bệnh nhân từ bảy nghiên cứu khác, những người ăn sô cô la có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 37% và giảm 29 % nguy cơ đột quỵ so với những người không ăn sô cô la. Nghiên cứu này được công bố vào tháng 8 năm 2011 trên tạp chí y khoa “British Medical Journal” do Hiệp hội Y khoa Anh phát hành.

Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 5
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim? Sô cô la sẽ tốt cho sức khỏe nếu không ăn quá nhiều

“Sô cô la dường như có lợi ích tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên với điều kiện là không ăn quá nhiều và ăn đủ lượng thích hợp”, Oscar Franco thuộc Đại học Cambridge (Y tế công cộng – Chăm sóc sức khỏe ban đầu) cho biết.

Lượng calo trong các loại sô cô la đang bày bán trên thị trường thường rất cao, trong 100g sô cô la có hơn 500 kcal. Ăn quá nhiều sô cô la có thể làm tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Franco giải thích “Dù sô cô la có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều, sẽ mang lại hiệu quả tiêu cực”.

Thành phần tốt cho sức khỏe của sô cô la được chứa trong cacao đắng, không chứa chất béo và carbohydrate. “Các nhà nghiên cứu cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tìm ra phương pháp giảm lượng chất béo và carbohydrate được thêm vào trong các sản phẩm sô cô la.”

Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 6
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim? Thành phần tốt cho sức khỏe của sô cô la được chứa trong cacao đắng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán đến năm 2030, khoảng 23.6 triệu người trên toàn thế giới chết vì bệnh tim. Một phần năm người trưởng thành có thể phát triển hội chứng chuyển hóa (hội chứng mỡ nội tạng) và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất cao. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng chế độ ăn uống và tập thể dục là yếu tố chính và là chìa khóa để phòng ngừa bệnh tim.

Bạn đang xem bài viết: Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim tại Chuyên mục Thức ăn cho người tiểu đường

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường
Một cuộc khảo sát với hơn 70.000 người tham gia đã chỉ ra rằng...
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến mọi người trở nên ngại tập luyện...
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở...
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không và ăn dứa có...
Loại bỏ lượng ăn quá nhiều trong dịp cuối năm và đầu năm mới bằng cách tập luyện
Trong kỳ nghỉ cuối năm và đầu năm mới kéo dài, mọi người thường...
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần thiết lập thận trọng, chọn...
Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Loại bỏ lượng ăn quá nhiều trong dịp cuối năm và đầu năm mới bằng cách tập luyện
Thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường