Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Té ngã có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, đe dọa đến tính mạng và là nguy cơ cao gây liệt giường đối với người lớn tuổi. Bệnh nhân tiểu đường và người cao tuổi là đối tượng dễ dàng gặp tình trạng té ngã do bị suy yếu về thể chất. Vì thế, mọi người nên được hướng dẫn thực hiện các phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa té ngã để đảm bảo sức khỏe toàn diện.

Tai nạn lao động gia tăng báo động – nguyên nhân hàng đầu do té ngã

Ngã và gãy xương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật ở người cao tuổi. Tai nạn té ngã thường xảy ra ở nạn nhân đang ở trong trạng thái bị suy yếu về thể chất hoặc khả năng giữ thăng bằng kém, gây ra các trở ngại trong công việc cũng như sinh hoạt.

Tình trạng té ngã không chỉ xảy ra ở nhà, nhiều trường hợp té ngã xảy ra ở nơi làm việc có thể dẫn đến tai nạn lao động nghiêm trọng. Theo khảo sát nhân khẩu học cụ thể tại Nhật Bản, trong cuộc sống sinh hoạt và lao động, số lượng người tử vong do té ngã lớn hơn số lượng người chết vì tai nạn giao thông.

Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường
Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số vụ tai nạn lao động tại nơi làm việc đang gia tăng, công nhân từ 60 tuổi trở lên bị thương trong năm 2018 tăng 10,7% so với năm trước, chiếm 1/4 tổng số vụ tai nạn của công nhân. Bên cạnh đó, cần chú ý đặc biệt tới các sự cố té ngã. Trong tất cả các lứa tuổi, 25% của tất cả các chấn thương liên quan đến lao động là do té ngã và đối tượng trên 60 tuổi chiếm tới 37,8%.

Té ngã đang có khuynh hướng gia tăng bất kể trong loại hình công việc nào, chiếm tới 25% trong số các vụ chấn thương phải xin nghỉ làm trên 4 ngày. Đặc biệt, phụ nữ cao tuổi bị ảnh hưởng nhiều và khoảng 26% nạn nhân là phụ nữ trên 60 tuổi.

Nguyên nhân sự gia tăng các chấn thương liên quan đến công việc ở người cao tuổi là do số lượng người cao tuổi làm việc ngày càng tăng, xuất phát từ việc tuổi nghỉ hưu lên đến 65 tuổi và tình trạng thiếu lao động. Số công nhân từ 65 tuổi trở lên tăng 3,90 triệu người, lên đến 10,75 triệu người so với 10 năm trước, chiếm 12,8% tổng số lực lượng lao động.

Phòng ngừa té ngã là một vấn đề quan trọng. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách áp dụng đối với các công ty để đảm bảo chỉ làm việc đến 70 tuổi. Việc xây dựng môi trường làm việc mà người cao tuổi có thể an tâm làm việc cũng là một vấn đề đáng được xem xét.

Nguyên nhân gây té ngã do suy giảm thể chất và suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân gây té ngã ở bệnh nhân tiểu đường và người cao tuổi như đường huyết, chóng mặt, vấn đề thị lực…Tuổi càng cao, các chức năng vật lý của cơ thể như thị lực, độ bám sát và khả năng duy trì cân bằng suy giảm nên rất dễ gây ra tai nạn té ngã.

Nhiều trường hợp thể chất suy yếu dẫn đến té ngã. Suy dinh dưỡng và giảm sức mạnh cơ bắp do thiếu vận động là nguyên nhân chính gây ra suy giảm thể chất ở người cao tuổi.

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu năng lượng cần thiết để di chuyển cơ thể và thiếu hụt protein tạo nên các bộ phận như cơ bắp, da, cơ quan nội tạng… Nếu lượng thức ăn hấp thu giảm dần do mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ăn thì rất dễ bị suy dinh dưỡng. Trong các gia đình có hai vợ chồng lớn tuổi hoặc những người độc thân sống một mình, tồn tại khuynh hướng ăn uống đơn giản (chỉ với cơm, súp, bánh mì, mì…) hay tâm lý lo lắng dễ béo phì, thừa cholesterol và xu hướng hạn chế lượng protein động vật (thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa) có thể dẫn đến tình trạng suy giảm dinh dưỡng này. Điều quan trọng là mọi người cần ăn ba bữa một ngày để hấp thu đủ năng lượng và protein.

Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường 1
Nguyên nhân gây té ngã ở bệnh nhân tiểu đường do suy giảm thể chất và suy dinh dưỡng

Trong “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường tuổi già 2017”, người cao tuổi được khuyên rằng nên bổ sung protein đầy đủ nếu không bị các rối loạn chức năng nghiêm trọng của thận. Nên nạp lượng protein là 1,0 – 1,2 g/kg trọng lượng cơ thể trong 1 ngày để duy trì thể chất cho người cao tuổi.

Tập thể dục có thể ngăn ngừa suy giảm chức năng thể chất

Năm 2018, Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) đã đưa ra các khuyến nghị ngăn ngừa té ngã ở người cao tuổi. Tập thể dục được khuyến cáo là một biện pháp để ngăn ngừa té ngã.

Khi tạo áp lực lên xương, các tế bào sẽ hoạt động và trở nên mạnh hơn, cùng với đó, sự suy giảm chức năng thể chất xảy ra với lão hóa có thể được ngăn ngừa bằng cách tập luyện và các hoạt động hàng ngày. Vì thế, mọi người có thể ngăn ngừa té ngã bằng cách tập thể dục tăng sức mạnh cơ bắp, rèn luyện thăng bằng, tăng số lượng bài tập vận động trong cuộc sống hàng ngày như đi bộ hoặc thực hiện các bước di chuyển cầu thang lên xuống.

Cách hiệu quả để ngăn ngừa suy giảm thể chất và teo cơ (sarcopenia) là tập các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp (Strength training- loại hình luyện tập giúp cải thiện thể chất bằng việc luyện tập cơ bắp dưới sức ép của ngoại lực). Loại hình luyện tập này giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm mệt mỏi. Điều quan trọng là mọi người cần tập thể dục vừa phải và duy trì liên tục.

Ngoài ra, bài tập rèn luyện thăng bằng và tập thể dục nhịp điệu cũng được coi là phương pháp để giảm nguy cơ té ngã. Đặc biệt, khi đồng thời tập luyện các bài tập rèn luyện thăng bằng và các bài tập tăng sức mạnh cơ bắp sẽ giúp việc đi bộ, di chuyển trở nên ổn định hơn. Bài tập tự kiểm tra nguy cơ té ngã bằng khả năng đứng hơn 10 giây chỉ bằng một chân cũng là phương pháp cần thiết.

Bằng cách tập thể dục và cải thiện dinh dưỡng, tỷ lệ té ngã ở người cao tuổi có thể giảm 0,79 lần, tương đương với việc giảm khoảng 1,5 lần té ngã mỗi năm cho mỗi người. Có những báo cáo ghi rằng té ngã có thể giảm khoảng 0,8 lần bằng cách duy trì tập thể dục như đi bộ ít nhất ba lần một tuần trong 6 tháng.

USPSTF đưa ra 3 khuyến nghị tập thể dục ngăn ngừa suy giảm chức năng thể chất sau đây:

▼ Tiếp tục với các bài tập cường độ vừa phải như đi bộ ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc các bài tập cường độ cao trong 75 phút mỗi tuần.

▼ Rèn luyện sức khỏe thể chất 1 tuần 2 lần trở lên

▼ Thực hiện vận động cân bằng ít nhất 1 tuần 3 lần

Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường 2
Khuyến nghị tập thể dục ngăn ngừa suy giảm chức năng thể chất của Cục Y tế Dự phòng Hoa Kỳ

>> Bài viết hữu ích liên quan: “Công viên xanh ảnh hưởng tốt tới sức khỏe thể chất và tinh thần

Bổ sung Vitamin D đảm bảo vai trò quan trọng trong chuyển hóa cơ và xương

Vitamin D cũng rất quan trọng trong chuyển hóa cơ và xương. Nhiều báo cáo đã chỉ ra thiếu vitamin D có liên quan đến suy giảm hoạt động thể chất, té ngã và gãy xương.

Có những phát hiện cho thấy người cao tuổi thường thiếu vitamin D trong cơ thể và đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, thiếu vitamin D dẫn đến suy giảm cơ bắp.

Vitamin D được sản xuất trong cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, có nhiều thực phẩm rất giàu vitamin D như cá, trứng, nấm…Bằng việc thường xuyên ăn cá, mọi người có thể được cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể.

Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường 3
Vitamin D tăng cường sức mạnh cơ bắp

Tuy nhiên cũng cần chú ý đến việc cung cấp lượng lớn vitamin D bằng các thực phẩm bổ sung. Bổ sung quá nhiều vitamin D bằng các loại thực phẩm bổ sung có thể gây ra nhiều độc tố. Mặt khác, lượng vitamin D do cơ thể sản xuất có thể tự giới hạn được, nên việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời không gây ngộ độc vitamin D.

USPSTF đề xuất rằng: “Bác sĩ tham gia kiểm tra nguy cơ té ngã ở người cao tuổi sẽ tùy thuộc tình huống và đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp với từng bệnh nhân, bao gồm cả các biện pháp dinh dưỡng“.

Bạn đang xem bài viết:Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 58 của Hiệp hội tiểu...
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Béo phì kèm teo cơ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi...
Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase
Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase là một loại thuốc uống làm giảm lượng đường...
Bệnh tiểu đường có lây không – tiểu đường lây qua đường nào?
Hiện nay, ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng...
Insulin có những tác dụng phụ gì?
Insulin là loại thuốc đặc hiệu giúp giảm lượng đường trong máu. Có thể...
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Trên thế giới, trung bình cứ khoảng 10 giây có một người chết vì...
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh béo phì kèm teo cơ ở bệnh nhân tiểu đường
Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase
Bệnh tiểu đường có lây không – tiểu đường lây qua đường nào?
Insulin có những tác dụng phụ gì?
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường