Bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả như thế nào?

Cỡ chữ:
A A
Khí công y đạo là bài tập được biết đến có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường là bài tập luyện khá đơn giản, chú trọng đến điều phối hơi thở. Tuy nhiên, bệnh nhân phải tập luyện đúng cách và có những chú ý để tránh hạ đường huyết xảy ra trong khi luyện tập.

Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, tại Việt Nam có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Theo dự đoán, đến năm 2045 tỷ lệ này sẽ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa, ước tính có tới 6,3 triệu người mắc căn bệnh này. Việc phát hiện và điều trị sớm là điều hết sức cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như phải cắt bỏ chân, mù lòa, bệnh tim mạch, bệnh thận…tăng nguy cơ tử vong và sống phụ thuộc suốt cuộc đời.

Bài tập môn khí công chữa bệnh tiểu đường là sự kết hợp giữa Đông y và Tây y, giúp hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình kiểm soát bệnh. Được biết rằng, bài tập này cũng mang lại hiệu quả cao đối với bệnh nhân bị huyết áp cao. Trước tiên, khi bệnh nhân bắt đầu tập khí công chữa bệnh tiểu đường tại nhà, cần lưu ý những điểm quan trọng dưới đây.

1. Những lưu ý khi tập khí công chữa bệnh tiểu đường tại nhà

Bệnh nhân có thể gặp những sai lầm sau đây trong quá trình tập khí công chữa bệnh tiểu đường:

– Không chú trọng cách hít vào thở ra: Bệnh nhân cần điều hòa hơi thở theo từng động tác của cơ thể đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị cao.

Bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường 3
Bệnh nhân nên chú ý cách hít thở (ảnh: Internet)

– Không tập đủ số lượng yêu cầu: Nhiều bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường yêu cầu phải thực hiện với tần suất cao, ví dụ bài tập kéo gối, bệnh nhân tiểu đường cần phải thực hiện 400-600 lần sau khi ăn 30 phút, tuy nhiên, đối với những người cao tuổi khó có thể thực hiện đủ số lượng yêu cầu trong mỗi lần tập dẫn đến chưa đạt mục tiêu ổn định đường huyết.

– Không kiên trì tập luyện: Nhiều người bệnh muốn rút ngắn thời gian tập luyện, sốt ruột muốn khỏi bệnh sớm, nên có thể tăng cường độ tập luyện, tập quá nhiều nên dễ gặp các tình trạng hạ đường huyết, đột quỵ, hạ huyết áp, tai biến…rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Bỏ điều trị bằng thuốc: Đối với bệnh nhân vẫn phải kiểm soát bằng thuốc hay insulin, khi tập luyện nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án sử dụng thuốc thích hợp hơn, không được tự ý bỏ thuốc. Bài tập sẽ mang lại hiệu quả khác nhau ở từng người, nếu chỉ tập luyện mà không điều trị bằng thuốc có thể nguy hiểm đến tính mạng.

– Chủ quan trong sinh hoạt và ăn uống: Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng tập luyện giúp hỗ trợ điều trị bệnh nên có thể thoải mái ăn uống, sinh hoạt không điều độ, điều này có thể khiến tình trạng đường huyết nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nặng nề.

– Không theo dõi, đánh giá hiệu quả bài tập: Khi bắt đầu bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường, người bệnh cần theo dõi lượng đường huyết và huyết áp trước và sau khi tập để đánh giá hiệu quả của quá trình tập luyện để có những điều chỉnh hợp lý hơn.

Trước khi bắt đầu tập khí công chữa bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần chú ý 2 điều quan trọng dưới đây:

– Duy trì đường huyết lý tưởng trong quá trình luyện tập

Theo kinh nghiệm từ nhiều nhà khí công y đạo tại Việt Nam, khi bắt đầu tập luyện khí công, người bệnh cần lấy mức đường huyết chuẩn là 140 mg/dL để duy trì nhịp tim. Trước khi tập luyện, bệnh nhân cần đo đường huyết, nếu chỉ số đường huyết thấp hơn mức đường huyết chuẩn cần bổ sung đường cần thiết.

Bệnh nhân có thể bổ sung đường bằng cách pha 1 thìa cà phê đường cát vàng với 1 ly nước nóng ấm, sau khi uống, chỉ số đường huyết sẽ tăng lên tương đường 10gm/dL.

Nếu chỉ số đường huyết cao hơn mức đường huyết chuẩn, người bệnh không cần uống thêm đường.

– Bổ sung đường trong khi tập luyện

Trong quá trình luyện tập khí công chữa bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể gặp tình trạng hạ đường huyết do mất quá nhiều năng lượng quá nhiều, vì thế, cần bổ sung đường kịp thời giúp khôi phục thể chất để có thể tiếp tục tập luyện.

2. Bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường

Bệnh nhân có thể thực hiện 4 bài tập khí công cơ bản có thể áp dụng hàng ngày để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bài tập 1: Kéo ép gối vào bụng

Bệnh nhân co chân trái lên, ép chặt vào bụng, trong khi đó hít vào, tương tự làm lần lượt với chân phải. Thực hiện 200 lần hàng ngày, sau mỗi bữa ăn 30 phút.

Bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường 4
Thực hiện động tác kéo ép gối vào bụng (ảnh: Internet)

Bài tập 2: Vặn mình

Dơ hai tay lên và hít vào, tay phải cúi xuống chạm đầu ngón chân trái và tay trái chạm đầu ngón chân phải. Thực hiện 4 nhịp, mỗi nhịp 20 lần.

Bài tập 3: Nạp khí trung tiêu

Nằm ngửa, đặt hai tay lên đan điền, đặt hai gót chân cạnh nhau. Co hai chân lên 45°, duỗi thẳng. Giai đoạn này hít thở bình thường, hoàn toàn bằng mũi. Thực hiện 5 lần/ 1 phút.

Bài tập 4: Vỗ tay

Đứng thẳng, thực hiện vỗ tay trên đầu. Vỗ tay 4 nhịp, mỗi nhịp 200 lần.

Thực hiện các bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường chỉ là một phương pháp hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình kiểm soát bệnh, bệnh nhân không nên tự ý bỏ uống thuốc hay ăn uống không kiểm soát.

Tóm lại, bên cạnh bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường, người bệnh nên kết hợp với ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ, uống thuốc đầy đủ sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tập luyện để có những hướng dẫn hay lời khuyên hữu ích phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Bạn đang xem bài viết:Bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường có hiệu quả như thế nào?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?
Cà phê và rượu là 2 thức uống được người trưởng thành yêu thích....
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Nhiều năm trở lại đây, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được tiến...
“Đa dạng chế độ ăn uống” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Một nghiên cứu quy mô lớn của người Nhật Bản đã chỉ ra rằng...
Kienthuctieuduong.vn chính thức trở thành trang tin nằm trong chương trình Sức Khỏe Việt Nam của Bộ Y Tế
Tháng 7/2019, Trang tin điện tử Kiến Thức Tiểu Đường đã được đưa vào...
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao đều tiến triển mà không có...
Chất xơ
Danh mục nội dungChất xơ là gì?Chất xơ có hiệu quả gì?Những loại thực...
Cà phê tốt cho người tiểu đường? Nên uống bao nhiêu thì tốt?
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
“Đa dạng chế độ ăn uống” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Kienthuctieuduong.vn chính thức trở thành trang tin nằm trong chương trình Sức Khỏe Việt Nam của Bộ Y Tế
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Chất xơ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường