Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ
Trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là béo phì, đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất của sự khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh, ngoài ra có các yếu tố khác như tiền sử gia đình, chuyển hóa glucose khi mang thai và giảm bài tiết insulin. Điều quan trọng là sau khi sinh 6~12 tuần, phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ cần được đánh giá mức độ lượng đường trong máu bằng các xét nghiệm dung nạp glucose, sau đó theo dõi lâu dài và tiến hành thay đổi chế độ dinh dưỡng thường ngày.
Mặc dù tính kháng insulin tăng theo sự tiến triển của thai kỳ nhưng vẫn có sự liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác nhau trong thai kỳ như rối loạn chuyển hóa glucose và hội chứng tăng huyết áp thai kỳ.
Danh mục nội dung
1. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
Theo khảo sát của O’Sullivan và cộng sự tại Boston, Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh của phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ tăng tuyến tính là 40% sau 15 năm và 50% trở lên sau 25 năm. Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sử bệnh tiểu đường trước đó, phương pháp và thời gian theo dõi, chủng tộc…Tuy nhiên, trong phân tích tổng hợp, mức độ rủi ro tương đối của việc phát triển bệnh tiểu đường sau sinh ở nhóm từng bị tiểu đường thai kỳ cao gấp 7.43 lần so với nhóm có chuyển hóa glucose bình thường và trong 10 năm sau khi sinh sẽ có khoảng 15% mắc bệnh.
Ở Nhật Bản các nghiên cứu quy mô lớn chưa được thực hiện, nhưng theo báo cáo tổng hợp dựa trên các phương pháp chẩn đoán mới của bệnh tiểu đường được sửa đổi bởi Hiệp hội Tiểu đường và thai nghén Nhật Bản vào năm 2010, tỷ lệ phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai sẽ mắc tiểu đường sau sinh rơi vào khoảng 20%. Đây là một con số khá cao so với nước ngoài. Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh là trên 60%. Thời gian trung bình để chẩn đoán mắc bệnh là khoảng 10 năm đối với bệnh tiểu đường và khoảng 3 năm rưỡi đối với bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ.
Bảng 1: Đánh giá mức độ mắc bệnh tiểu đường ở người mẹ bằng tiêu chuẩn chẩn đoán mới của Nhật Bản
n | Khởi phát bệnh tiểu đường (%) | Thời gian trung bình để chẩn đoán mắc bệnh (tháng) | |
Bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ (Overt diabetes in pregnancy) | |||
FPG≥ 126mg/dL or 2hPG≥ 200mg/dL+ HbA1c≥ 6.5%
HbA1c≥ 6.5% |
83
45 |
75.9
42.2 |
20.9
76.6 |
Tiểu đường thai kỳ |
|||
Nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ: 2hPG≥ 200mg/dL+ HbA1c< 6.5%
Nguy cơ khác |
54
236 |
22.2
18.6 |
73.1
134.6 |
2. Các yếu tố nguy cơ khởi phát
Theo nghiên cứu của O’Sullivan và cộng sự, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường sau sinh của phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ là béo phì. Béo phì trước và sau khi mang thai là nguy cơ lớn nhất, ngoài ra còn một vài yếu tố khác như tiền sử gia đình, chỉ số đường huyết từ xét nghiệm dung nạp glucose trong thai kỳ và giảm bài tiết insulin.
Các nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:
– Trước khi mang thai
Béo phì, tiền sử gia đình, độ tuổi, chủng tộc (Châu Á, Châu Phi, Hispanic).
– Trong thai kỳ
+ Chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau 2 giờ (75g OGTT) cao, HbA1c cao, suy giảm bài tiết insulin.
+ Phát hiện trong giai đoạn đầu thai kỳ, sử dụng insulin.
– Sau khi sinh
+ Béo phì, bất thường trong 75g OGTT trong một thời gian ngắn sau sinh, khoảng thời gian sau khi sinh.
3. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
Thai phụ nên xem xét tham gia thường xuyên các bài kiểm tra đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau khi sinh. Có một vài báo cáo đã chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và can thiệp bằng cách sử dụng thuốc metformin có tác dụng ngăn chặn 50% nguy cơ khởi phát tiểu đường tuýp 2 sau sinh ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó theo một số nghiên cứu, việc cho con bú 3 tháng sẽ có tác dụng kìm hãm khoảng 50% nguy cơ khởi phát tiểu đường sau sinh.
4. Theo dõi sau sinh
Do tỷ lệ phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bị mắc bệnh tiểu đường sau sinh ngày càng cao, cho nên việc đánh giá chuyển hóa glucose bằng xét nghiệm dung nạp glucose sau 6~12 tuần sinh cũng như theo dõi lâu dài là rất quan trọng.
Nội dung của việc theo dõi bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, kiểm tra nguy cơ khởi phát bệnh tiền tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, ngoài ra cần thực hiện kiểm soát lượng đường trong máu để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp và giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Đặc biệt, cần khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, đây là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa sự khởi phát của tiểu đường sau sinh.
Bạn đang xem bài viết: “Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/