5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều biến chứng nguy hiểm thường không có các biểu hiện rõ ràng, khó nhận biết. Bài viết dưới đây sẽ nói về 7 nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2. 

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, tăng glucose trong máu do thiếu insulin cần thiết. Trong khi đó insulin lại là một cầu nối quan trọng để đưa thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose. Ban đầu, tuyến tụy tạo ra insulin, theo thời gian tuyến tụy mất đi khả năng này, mức đường huyết bị tác động. Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, tế bào bị thiếu năng lượng đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có các biểu hiện gì?

Trước khi tìm hiểu 5 nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2, bạn cần nắm rõ các triệu chứng nhận biết bệnh. 

Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 không dễ nhận biết hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều nằm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

Mắt bị mờ

Đây là triệu chứng dễ xảy ra nhất bao gồm các bệnh như võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, võng mạc tăng sinh. 

– Phù hoàng điểm là khi điểm vàng bị sưng lên do chất lỏng bị rò rỉ, đây vốn là bộ phận giúp bạn nhìn rõ mọi vật, tuy nhiên khi mắc tiểu đường tuýp 2 bạn sẽ nhìn sự vật hình lượn sóng và không ổn định màu sắc. 

– Võng mạc tăng sinh là khi mạch máu bị rò rỉ và trung tâm của mắt, bạn có thể nhìn thấy nhiều đốm hoặc nhiều điểm mờ trôi nổi, hoặc gặp rắc rối với tầm nhìn vào ban đêm.

Mệt mỏi kéo dài

Đường (glucose) đóng vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Khi lượng đường máu tăng cao vượt mức cho phép, glucose bị thiếu hụt, các tế bào bị đói, năng lượng bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng người bệnh thấy mệt mỏi thường xuyên. Bên cạnh đó các nguy cơ tổn thương thành mạch máu có thể dẫn đến các biến chứng trên tim, mắt, gan, thận, thần kinh… cũng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói

Người bệnh luôn rơi vào tình trạng thèm ăn liên tục, cho dù ăn rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy đói. Đó là lý do vì sao cần điều trị insulin. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.

5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 1

Hay khát nước và đi tiểu nhiều

Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao,  đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất, từ đó kích thích làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.

Vết thương lâu lành

Trường hợp này xảy ra là do khi lượng đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành. Ngoài ra cũng có thể do lượng đường máu cao gây ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể

Đau và tê ở chân hoặc tay

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các vi mạch bị tổn thương, các dây thần kinh bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tê bị. Người bệnh sẽ cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi và thấy đỡ hơn khi vận động.

Dấu hiệu cảnh báo bao gồm: Da khô, ngứa, da bong tróc, cảm thấy lạnh, dễ bị bầm tím chân tay, bị tê ngón chân, ngón tay rồi lan dần đến cả bàn chân, bàn tay…

Sụt cân không rõ lý do

Có nhiều lý do dẫn đến việc sụt cân trong đó nhiều khả năng là do bệnh tiểu đường. Khi insulin không đủ sẽ ngăn cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Khi điều này xảy ra, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng, làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.

2. Các đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Do ít có biểu hiện rõ ràng nên nhiều bệnh nhân sau khi bệnh đã tiến triển nặng mới bắt đầu phát hiện và điều trị. Chính vì thế bạn phải thường xuyên duy trì việc kiểm tra đường huyết khi bắt đầu nghi ngờ bệnh, đặc biệt nếu thuộc 5 nhóm đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau.

Người trên 40 tuổi

Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2017 thế giới có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường, tuổi từ 20 – 79. Dự báo năm 2045 con số này sẽ tăng lên gần 630 triệu.

Nếu tiểu đường tuýp 1 chủ yếu gặp ở trẻ em hay còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin thì tiểu đường tuýp 2 lại xảy ra ở người lớn đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên. 

Được biết, bệnh tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin, là một căn bệnh mạn tính theo người bệnh suốt cuộc đời, trước đây thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi tuy nhiên hiện nay có xu hướng trẻ hoá rất nhanh.

Người béo phì hoặc thừa cân

5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 0

Đây là nhóm người dễ bị mắc bệnh nhất trong 5 nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2. Đó là do cơ thể có nhiều mô mỡ, các tế bào sẽ trở nên kháng insulin dẫn đến việc dung nạp glucose kém. 

Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, tốt nhất nên điều chỉnh chế độ ăn, nạp nhiều chất xơ, hạn chế đường, ăn nhiều rau xanh để cải thiện. 

Bên cạnh đó, bị thừa cân do ít vận động cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Nói một cách đơn giản, khi bạn không vận động, quá trình chuyển hóa glucose cũng bị hạn chế chức năng chuyển hóa thành năng lượng, tế bào insulin trở nên kém nhạy cảm từ đó dẫn đến việc dễ mắc tiểu đường tuýp 2. 

Gia đình có người thân bị tiểu đường

Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường dễ khiến các thành viên thế hệ tiếp theo bị mắc bệnh. Nếu cảm thấy nghi ngờ, không chắc chắn vì tình trạng của mình, tốt nhất nên đi kiểm tra. 

Bệnh huyết áp cao

Trong số 6 nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2,  bệnh huyết áp cao có mối liên hệ trực tiếp với bệnh tiểu đường. Trường Đại học Oxford đã tiến hành nghiên cứu trên 4 triệu người và đưa ra kết quả những người mắc bệnh huyết áp cao dễ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 70% so với người có mức huyết áp bình thường. 

Lượng đường huyết tăng cao được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide trong hệ động mạch, dễ dẫn đến xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp.

Phụ nữ bị đái tháo đường đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ khá phổ biến và đôi khi chiếm 3% – 20% số trường hợp mang thai (theo số liệu từ Hiệp hội Đái tháo đường Canada). Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phụ nữ vẫn có thể mang thai bình thường và sinh con khỏe mạnh. Thai phụ được khuyên nên đi khám thai đúng hẹn, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tập thói quen sống lành mạnh trong giai đoạn mang thai.

Bạn đang xem bài viết: “5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường đồng thời cần chú ý gì?
Bệnh gút và bệnh tiểu đường là hai loại bệnh phổ biến đều liên...
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì? So sánh bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì ? Bệnh tiểu đường tuýp 1 và...
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
“Bệnh tiểu đường được cho là ‘không thể chữa khỏi một khi đã mắc’...
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? Liệu buồn ngủ sau...
Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh?
Khi già đi, phần lớn mọi người thường bị suy giảm chức năng nhận...
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin cần có chế độ chăm sóc...
Người mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường đồng thời cần chú ý gì?
Tiểu đường tuýp 1 2 là gì? So sánh bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh?
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường