Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bà bầu khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường trong tâm lý lo âu, buồn phiền. Hiểu được tâm lý đó, kienthuctieuduong.vn sẽ giải đáp giúp các mẹ hiểu rõ tiểu đường thai kỳ có chữa được không, hướng điều trị hiệu quả như thế nào?

1. Tiểu đường thai kì là gì?

Tiểu đường thai kỳ là sự chuyển hóa đường bất thường được phát hiện trong giai đoạn mang thai. Trường hợp bạn đã đi khám và biết bị mắc tiểu đường trước khi mang thai, hoặc kể cả khi mang thai bạn được chẩn đoán rõ ràng là mắc bệnh tiểu đường thì bệnh tiểu đường đó không bao gồm tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên nó lại nghiêm trọng hơn tiểu đường thai kỳ cho nên cần kiểm soát đường huyết thật chặt chẽ. Ngoài ra nếu bạn đã được chẩn đoán mắc tiểu đường trước khi mang thai thì cần kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định, trường hợp bạn có biến chứng tiểu đường ( giảm thị lực hoặc thận ) thì cần có kế hoạch mang thai dựa trên tình trạng của biến chứng để có thể sinh con một cách an toàn và khỏe mạnh. Bệnh sẽ chấm dứt khi em bé chào đời nếu thai phụ kiểm soát đường huyết của mình tốt.

tiểu đường thai kỳ có chữa được không 1
Tiểu đường thai kỳ có điều trị được không? (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngMột số khái niệm về tiểu đường có thể bạn quan tâm:

2. Điều gì xảy ra khi bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ sẽ bị tăng đường huyết, cả em bé trong bụng mẹ cũng bị tăng đường huyết, và kèm theo có nhiều biến chứng có thể xảy ra.

+ Ở mẹ: có thể mắc hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ, khó đẻ do vai (shoulder dystocia), biến chuyển xấu hơn ở biến chứng võng mạc/ thận.

+ Ở bé: sảy thai, thai dị dạng, to quá mức, phì đại tim, hạ đường huyết, đa hồng cầu, chất điện giải bất thường, vàng da, hoặc có thể là tử vong thai nhi,v.v…

3. Chẩn đoán như thế nào?

Sẽ cần đo lượng đường huyết ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi đường huyết ở mức cao sẽ cần tiến hành thử nghiệm dung nạp glucose và chẩn đoán. Kể cả sau khi chẩn đoán âm tính ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi thai phát triển hơn thì lượng hormone insulin giúp giảm lượng glucose trong máu sẽ bớt hiệu quả đi, vì vậy thai kỳ trung tuần ( thai từ 24-28 tuần tuổi ) cần được đi khám một lần nữa.

Vì có tới 7-9% sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, nên cần kiểm tra kỹ càng. Đặc biệt đối với những người béo phì, có người trong gia đình từng mắc tiểu đường, sản phụ cao tuổi và sản phụ có em bé quá cỡ,… sẽ là những người có khả năng cao bị mắc bệnh nên cần đi khám kỹ càng.

Tiểu đường thai kỳ có chữa được không 2
Tiểu đường thai kỳ có chữa được không? (ảnh: Internet)

4. Trong thai kỳ cần chú ý điều gì?

Tiểu đường thai kỳ có chữa được không? Quản lý nghiêm ngặt lượng đường trong máu là điều cực kỳ quan trọng, cụ thể cần duy trì đường huyết trước bữa ăn là dưới 100mg/dl, sau bữa ăn 2 tiếng là dưới 120mg/dl. Vì trong quá trình mang thai không thể vận động quá nhiều, nên trước hết mọi người hãy tập ăn kiêng. Trong liệu pháp ăn kiêng, cả mẹ và bé đều có thể phát triển khỏe mạnh, đường huyết không quá cao sau bữa ăn, cho nên sẽ không đẩy nhanh quá trình sản sinh ra thể keton gây hại cho cơ thể. Trường hợp bạn đã chia nhỏ ra 4-6 bữa ăn mỗi ngày nhưng vẫn không thể kiểm soát đường huyết ở mức vừa phải, thì cần tiêm bổ sung insulin mà không gây hại đến bé. Khi thai kỳ phát triển lên, theo đó lượng insulin cần dùng cũng tăng lên, tuy nhiên hầu hết các trường hợp sau sinh sẽ giảm hoặc dừng tiêm insulin nên không có gì phải lo lắng đâu nhé.

tiểu đường thai kỳ có chữa được không 3
Chữa tiểu đường thai kỳ cho bà bầu bằng cách tiêm Insulin (ảnh: Internet)

5. Sau khi sinh cần chú ý điều gì?

Sau khi sinh khoảng 6-12 tuần, các mẹ nên tái khám và thực hiện kiểm tra dung nạp glucose, kèm theo các đánh giá của y bác sỹ xem liệu bệnh tiểu đường thai kỳ đã lành bệnh chưa. Ngoài ra dù đã hồi phục nhưng những người đã từng mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có khả năng mắc tiểu đường cao hơn tới 7 lần so với những người chưa từng mắc tiểu đường thai kỳ, chính vì vậy việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là cực kỳ cần thiết.

6. Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?

Đối với các sản phụ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ, người ta nhận ra rằng cả mẹ và con đều giảm khả năng mắc tiểu đường xuống nhiều lần, vậy các mẹ cũng nên cân nhắc tới việc nuôi con bằng sữa mẹ nhé.

tiểu đường thai kỳ có chữa được không 4
Sản phụ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ, người ta nhận ra rằng cả mẹ và con đều giảm khả năng mắc tiểu đường xuống nhiều lần (ảnh: Internet)

Tóm lại, tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ra nhiều biến chứng trong quá trình mang thai, mà còn liên quan tới khả năng mắc tiểu đường của mẹ sau này, hay sự khởi phát của hội chứng chuyển hóa, hơn thế nữa là bé cũng có khả năng mắc tiểu đường và hội chứng chuyển hóa sau này. Chính vì vậy mọi người cần trang bị những kiến thức đúng đắn nhất về tiểu đường thai kỳ, tiểu đường thai kỳ có chữa được không. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy tạo cho mình một lối sống lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ dưới kiến thức và sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Bạn đang xem bài viết: “Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?” tại Chuyên mục: “Kiểm soát bệnh tổng thể”

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?
Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose khi...
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Đối với những thai phụ đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Gần đây “bệnh tiểu đường thai kỳ” ở phụ nữ mang thai ngày càng...
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phải chú ý và tìm hiểu kỹ...
Biện pháp tránh thai đối với phụ nữ bị tiểu đường
Trong nhiều giai đoạn, phụ nữ bị tiểu đường không nên mang thai. Vậy...
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
Giai đoạn cuối của quá trình mang thai, hoang mang vì bị tiểu đường...
Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Biện pháp tránh thai đối với phụ nữ bị tiểu đường
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường