Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Danh mục nội dung
1. Các tình trạng bệnh phổ biến trong tiểu đường tuýp 2
Giáo sư Roy Taylor của Đại học Newcastle ở Anh đã nghiên cứu bệnh tiểu đường trong khoảng 40 năm và trình bày kết quả nghiên cứu mới nhất tại Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD 2017) được tổ chức tại Lisbon vào tháng 9. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa “British Medical Journal”.
Theo Giáo sư Taylor, có rất nhiều tình trạng bệnh phổ biến trong bệnh tiểu đường tuýp 2.
Lượng calo hấp thụ quá mức khiến gan tích lũy quá nhiều chất béo dư thừa. Kết quả là, phản ứng của gan với insulin để làm giảm lượng đường trong máu bị chậm lại (tính kháng insulin).
Mặc dù xuất hiện tính kháng insulin, nhưng lúc đầu, insulin dư thừa được tiết ra từ tế bào β tuyến tụy sẽ cố gắng duy trì lượng đường trong máu ổn định. Tuy nhiên, tế bào β cuối cùng trở nên quá sức, khả năng tiết insulin kém đi và chức năng này ngừng hoạt động. Do đó, lượng đường trong máu tăng lên.
Phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có bệnh béo phì. Chất béo tích tụ trong gan còn được gọi là chất béo thứ ba sau mỡ dưới da và chất béo trong cơ thể, nếu để tình trạng này tiếp diễn sẽ không chỉ là nguyên nhân gây suy giảm việc kiểm soát đường huyết, mà còn gây xơ cứng động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Chất béo tích lũy không chỉ trong gan mà còn trong tuyến tụy. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm và tiến hành điều trị.
Bài viết hữu ích liên quan:
2. Điều quan trọng là loại bỏ tình trạng béo phì
Nếu kiểm soát chế độ ăn uống và giảm sự tích lũy chất béo, sẽ có thể cải thiện việc sản xuất insulin của tuyến tụy. Giáo sư Taylor đã chỉ ra rằng người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giữ tình trạng bệnh tiểu đường giống như “đã chữa khỏi” bằng cách loại bỏ tình trạng béo phì và giảm mỡ tích tụ trong gan và tuyến tụy trong vòng 10 năm sau khi bệnh khởi phát.
Giáo sư Taylor nói: “Việc kiểm soát cân nặng và loại bỏ tình trạng béo phì là rất quan trọng đối với chính bệnh nhân, và để làm được điều đó, việc cần làm là kiểm soát đúng lượng calo hấp thụ khi ăn uống”.
Nếu ăn một bữa ăn ít calo và giảm sự tích lũy chất béo dư thừa, bệnh nhân có thể giảm loại và lượng thuốc cần thiết cho việc chữa trị và ngăn ngừa tình trạng sức khỏe bị xấu đi, dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường.
Giáo sư Taylor chỉ ra rằng “Không cần phải suy nghĩ về những khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi dù một người bị béo phì chỉ có thể thực hiện việc điều trị đơn giản là giảm cân, nhưng cũng đã có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh”.
Bài viết liên quan:
3. Loại bỏ chất béo và có thể đảo ngược bệnh tiểu đường tuýp 2
Khi chất béo tích luỹ trong gan quá nhiều, phản ứng với insulin trở nên chậm hơn và insulin trong tuyến tụy được sản sinh quá nhiều. Sau đó, chất béo dễ tích lũy trong toàn bộ cơ thể, và trong tuyến tụy, chức năng của các tế bào β sản xuất insulin bị suy yếu do chất béo dư thừa này.
Tính cần thiết của việc điều trị gan nhiễm mỡ đã được nhiều người biết đến, nhưng cũng cần phải chú ý đến sự tích lũy chất béo trong tuyến tụy. Giáo sư Taylor ủng hộ một giả thuyết về chu kỳ kép rằng sự tích tụ chất béo dư thừa xảy ra ở cả gan và tuyến tụy trong bệnh tiểu đường tuýp 2.
Trong một nghiên cứu được công bố bởi Giáo sư Taylor vào năm 2011, đã xác nhận rằng nếu kiểm soát lượng calo bằng chế độ ăn ít calo, tình trạng béo phì bị loại bỏ và sự tích lũy chất béo bắt đầu đảo ngược nhanh chóng.
Trong nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt đầu điều trị bằng chế độ ăn uống, lượng mỡ tích tụ trong gan giảm đáng kể trong 7 ngày, độ nhạy insulin trở về bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói cũng trở về bình thường. Nếu bệnh nhân tiếp tục thử nghiệm trong 8 tuần, chất béo tích lũy trong tuyến tụy cũng sẽ giảm, chức năng tiết insulin sẽ được cải thiện và lượng đường trong máu sẽ trở nên ổn định hơn.
Có báo cáo về một số trường hợp bệnh nhân thành công giảm khoảng 15 kg và thoát khỏi tình trạng tăng đường huyết. Nhiều bệnh nhân đã thành công trong kiểm soát cân nặng cơ thể vẫn giữ được chỉ số đường huyết ở phạm vi bình thường trong nhiều năm.
Người bị bệnh tiểu đường và có nguy cơ bị bệnh cần biết: Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
4. Có thể đảo ngược chu kỳ âm
Giáo sư Taylor cho rằng “Tin tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là có thể đảo ngược chu kỳ âm bằng cách giảm lượng chất béo dư thừa tích tụ trong cơ thể, ngay cả khi có tiền sử bệnh tiểu đường đã hơn 10 năm. Chức năng của các tế bào beta bị suy giảm bởi sự tích tụ chất béo trong tuyến tụy nhưng đã có xác nhận rằng chức năng của tế bào này có thể được phục hồi bằng cách giảm chất béo.”
Vậy làm thế nào để có thể giảm sự tích lũy chất béo dư thừa? Theo Giáo sư Taylor, việc đầu tiên là nên giảm cân từ từ. Với bệnh nhân có gan nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ rất dễ cải thiện nếu giảm từ 7~10% cân nặng cơ thể trong khoảng từ nửa năm đến 1 năm. Đối với một người nặng 60 kg, mức độ giảm cân sẽ khoảng 4~6 kg.
Nếu tiến hành giảm cân, điều quan trọng là phải duy trì tình trạng đó. Ngay cả khi cơ thể không còn tích lũy chất béo dư thừa, kiểm soát đường huyết được cải thiện, nếu chất béo bắt đầu tăng trở lại, lượng đường trong máu sẽ sớm tăng lên.
Nếu bệnh nhân có chế độ ăn kiêng khắc nghiệt như giảm việc ăn uống quá mức, cơ thể phản ứng ở trong trạng thái đói, tế bào mỡ và cơ giải phóng các nguồn năng lượng. Sau đó, cơ giảm, sự trao đổi chất giảm, lượng năng lượng tiêu thụ của cơ thể giảm xuống. Kết quả là, dù bệnh nhân có thực hiện chế độ ăn kiêng, chất béo vẫn có khả năng tích lũy trong gan.
Nếu kiểm soát lượng hấp thụ calo bằng chế độ ăn ít calo và giảm cân có kế hoạch theo thời gian, sẽ giúp làm giảm khả năng bệnh trở nên xấu đi. Ngoài ra, việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn nếu bệnh nhân cố gắng tăng cơ bằng cách kết hợp với việc vận động.
Về việc vận động, bệnh nhân nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Lặp đi lặp lại luân phiên giữa đi bộ bình thường và đi bộ nhanh sẽ tăng hiệu quả của việc vận động.
Tin tức nổi bật: Phát triển loại thuốc điều trị tăng tế bào β. Hy vọng về phương pháp điều trị mới của bệnh tiểu đường
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)