Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL là một trong những loại thuốc tiêm trong điều trị bệnh tiểu đường dành cho những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin.

Chống chỉ định (không được dùng cho các bệnh nhân sau đây)

Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL

Thành phần – Tính chất 

Tên thuốc Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/ mL
Thành phần – Hàm lượng (trong 1 lọ)      Dược điển Nhật Bản Human insulin (tái tổ hợp gen) 1000 UI
Tá dược:

Glycerin đặc:                                                                  160 mg

m-Cresol:                                                                        25 mg

Chất điều chỉnh pH:                                                lượng thích hợp

Tính chất – Dạng bào chế Chất lỏng trong suốt không màu (thuốc tiêm)
pH 7.0~7.8
Tỷ lệ áp suất thẩm thấu

(Tỷ lệ so với dung dịch nước muối sinh lý)

Khoảng 0.8

Chỉ định

Dùng cho bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin

Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL 1
Thuốc dùng cho bệnh nhân tiểu dường đang điều trị bằng insulin (ảnh: Internet)

Lưu ý khi dùng thuốc liên quan đến chỉ định

Xem xét chỉ sử dụng cho bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Ngoài bệnh tiểu đường, cần lưu ý trường hợp bị các bệnh (tiểu đường suy thận, rối loạn chức năng tuyến giáp,…) với các triệu chứng tương tự bệnh tiểu đường như sự bất thường trong khả năng dung nạp đường, dương tính về lượng đường trong nước tiểu,…

Cách dùng – Liều lượng

Thông thường, ở người trưởng thành, giai đoạn đầu sẽ tiêm 4~20 UI/lần tiêm dưới da trước mỗi bữa ăn, tuy nhiên đôi khi số lần tiêm được tăng lên hoặc sử dụng kết hợp các loại insulin khác. Sau đó, liều được chỉ định tăng hoặc giảm tùy theo các triệu chứng và kết quả xét nghiệm kiểm tra, nhưng nên duy trì thường là 4~100 UI mỗi ngày. Tuy nhiên, có thể sử dụng vượt quá liều ghi trên khi cần thiết.

Đối với tình trạng hôn mê do bệnh tiểu đường, có thể tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền vào tĩnh mạch liên tục nếu cần thiết.

Lưu ý khi dùng thuốc liên quan đến cách dùng- liều lượng

Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý đến thời gian tác dụng của loại thuốc này, số UI trên mỗi mL và tình trạng của bệnh nhân, chỉ định dùng khi phù hợp với đặc tính của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

1. Thận trọng trong chỉ định dùng thuốc (Thận trọng trong chỉ định dùng thuốc cho những bệnh nhân dưới đây)

a. Bệnh nhân có biến động mạnh về nhu cầu insulin

+ Bệnh nhân phẫu thuật, bị chấn thương, bệnh truyền nhiễm

+ Phụ nữ mang thai [tham khảo mục “Chỉ định cho phụ nữ mang thai, sản phụ và phụ nữ đang cho con bú,…”]

b. Các bệnh nhân hoặc người bình thường có trạng thái dễ bị hạ đường huyết

+ Rối loạn chức năng gan hoặc thận nghiêm trọng

+ Suy giảm chức năng tuyến yên hoặc suy giảm chức năng tuyến thượng thận

+ Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa

+ Trạng thái đói, ăn uống không điều độ

+ Vận động cơ bắp mạnh

+ Người uống quá nhiều rượu

+ Người cao tuổi [tham khảo mục “Chỉ định cho người cao tuổi”]

+ Sử dụng kết hợp với các loại thuốc làm tăng tác dụng hạ đường huyết [tham khảo mục “Tương tác thuốc”]

Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL 2
Những người dễ bị hạ đường huyết nên chú ý khi sử dụng thuốc (ảnh: Internet)

c. Những bệnh nhân có nguy cơ gặp tai nạn nếu bị hạ đường huyết (chẳng hạn như bệnh nhân làm việc ở những nơi cao, lái xe ô tô,…)

d. Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tự trị [Các triệu chứng cơ năng của hạ đường huyết có thể không rõ ràng do thiếu adrenaline].

2. Những lưu ý quan trọng

a. Điều quan trọng nhất trong việc sử dụng chế phẩm insulin là quyết định loại phù hợp và hướng dẫn bệnh nhân. Khi sử dụng insulin hàng ngày để điều trị tiểu đường, bệnh nhân cần được hướng dẫn đầy đủ về cách tiêm và cách tự xử lý trong trường hợp bị hạ đường huyết. Ngoài ra lượng thuốc tiêm sẽ khác nhau tùy vào thời gian hấp thu và xuất hiện tác dụng từ dưới da, vị trí tiêm, sự lưu thông máu, thân nhiệt, lượng vận động,…, vì vậy bệnh nhân cần được hướng dẫn cụ thể về cách tiêm thuốc.

b. Trừ trường hợp cần sử dụng gấp, nên xem xét việc sử dụng thuốc khi đang thực hiện liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động – cơ sở trong điều trị bệnh tiểu đường.

Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL 3
Bệnh nhân tiểu đường nên xem xét việc sử dụng thuốc khi đang thực hiện liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động (ảnh: Internet)

c. Hãy lưu ý vì thuốc có thể gây hạ đường huyết. Đặc biệt là khi bệnh nhân chưa ăn hoặc vận động với cường độ cao đột ngột, dùng thuốc sẽ gây hạ đường huyết. Nếu tình trạng hạ đường huyết tiếp tục tiến triển có thể gây hôn mê hạ đường huyết và gây hậu quả nghiêm trọng (rối loạn không thể đảo ngược của hệ thần kinh trung ương, tử vong,…). Ngoài ra, bệnh nhân và gia đình cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng hạ đường huyết. [Tham khảo mục “Tác dụng phụ”].

d. Cần lưu ý trường hợp liều lượng insulin không đủ có thể làm tăng đường huyết. Khi tình trạng tăng đường huyết tiếp tục tiến triển, có thể gây buồn nôn, nôn mửa, buồn ngủ, đỏ mặt, khô miệng, tiểu lắt nhắt, mất nước, chán ăn, hơi thở có mùi ceton, nhiễm toan ceton, hôn mê,…và gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy cần có biện pháp thích hợp.

e. Rối loạn chức năng gan có thể xuất hiện, do đó cần quan sát kỹ, nếu phát hiện bất thường khi dùng thuốc, tiến hành biện pháp thích hợp như thay đổi loại insulin.

f. Lưu ý việc kiểm soát đường huyết nhanh chóng có thể làm bệnh võng mạc tiểu đường xuất hiện và tiến triển xấu đi, gây tật khúc xạ của mắt, rối loạn thần kinh sau điều trị (chủ yếu là đau đớn)

g. Khi thay loại insulin khác với loại thuốc này có thể cần thay đổi liều lượng insulin. Việc điều chỉnh liều có thể cần thiết trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi dùng lần đầu.

3. Tương tác thuốc

Lưu ý khi sử dụng kết hợp

Tên thuốc Triệu chứng lâm sàng – Các biện pháp Cơ chế – Yếu tố nguy cơ
Thuốc dùng cho bệnh tiểu đường:

Nhóm thuốc biguanide

Nhóm thuốc sulfonylureas

Thuốc kích thích insulin loại  tác dụng nhanh

Chất ức chế α-glucosidase

Thuốc thiazolidine

Thuốc ức chế DPP-4

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

Thuốc ức chế SGLT2

Các triệu chứng hạ đường huyết có thể xảy ra do tăng cường tác dụng hạ đường huyết. Khi sử dụng kết hợp, nên chỉ định dùng hợp lý trong khi quan sát cẩn thận lượng đường trong máu và tình trạng của bệnh nhân. [Tham khảo phần “tác dụng phụ”] Đẩy mạnh tác dụng hạ đường huyết
Chất ức chế monoamine oxidase (MAO) Thúc đẩy sự bài tiết insulin và ngăn tân tạo đường
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

    Nortriptyline hydrochloride

Cơ chế không rõ ràng nhưng có báo cáo cho rằng thuốc giúp tăng cường độ nhạy insulin
Dẫn xuất acid salicylic

    Aspirin

    Ethenzamide

Tăng tính nhạy của các tế bào β với đường và tác dụng hạ đường huyết bằng cách thúc đẩy sự bài tiết insulin. Ngoài ra còn có một tác dụng giống như insulin yếu ở ngoại vi.
Thuốc chống ung thư

  Cyclophosphamide (hydrate)

Có thể ức chế sự sản xuất các kháng thể mà insulin liên kết và giải phóng insulin khỏi vị trí liên kết này.
Thuốc đối kháng β

    Propranolol hydrochloride

    Atenolol

    Pindolol 

Ức chế phản ứng phục hồi từ hạ đường huyết bởi Adrenaline. Ngoài ra còn có khả năng ngăn các triệu chứng của hệ thần kinh giao cảm (run, tim đập nhanh) đối với hạ đường huyết và trì hoãn tình trạng hạ đường huyết.
Nhóm thuốc Coumadin

   Warfarin natri

Cơ chế không rõ ràng
Chloramphenicol Cơ chế không rõ ràng
Bezafibrate  Tăng tác dụng của thuốc này với tác dụng tăng độ nhạy insulin
Sulfonamide Có thể hạ đường huyết bằng cách tăng sự bài tiết insulin của tuyến tụy. Các yếu tố nguy cơ là giảm chức năng thận, tình trạng đói kéo dài, thiếu dinh dưỡng, dùng quá liều.
Cibenzoline Succinate

    Disopyramide

    Pirmenol hydrochloride hydrate

Có báo cáo chỉ ra rằng thuốc giúp thúc đẩy sự bài tiết insulin trong các thí nghiệm trên động vật, có khả năng tăng tác dụng hạ đường huyết.
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide

   Trichlormethiazide

Các triệu chứng tăng đường huyết có thể xảy ra do suy giảm tác dụng hạ đường huyết. [Tham khảo mục “Những lưu ý cơ bản quan trọng”] . Khi sử dụng kết hợp, nên chỉ định dùng hợp lý trong khi quan sát cẩn thận lượng đường trong máu và tình trạng của bệnh nhân. Có liên quan đến sự thiếu hụt kali. Tại thời điểm thiếu hụt kali, khả năng tiết insulin của các tế bào β chống lại phản ứng tăng đường huyết bị giảm.
Corticosteroid

    Prednisolone

    Triamcinolone

Kháng lại tác dụng của insulin trong các mô ngoại biên và thúc đẩy quá trình tạo đường mới.
ACTH

  Tetracosactide acetate

Thúc đẩy việc sản xuất glucocorticoid và có tác dụng tăng đường huyết.
Adrenaline Thúc đẩy tạo đường mới trong gan, ức chế việc sử dụng đường ở ngoại vi, ức chế sự tiết insulin và dẫn đến làm tăng đường huyết.
Glucagon Thúc đẩy quá trình phân giải glycogen gan, đẩy mạnh việc tạo đường mới và dẫn đến làm tăng đường huyết.
Hormon tuyến giáp

    Levothyroxin natri

    Hydrate

    Desiccated thyroid

Có thể đẩy mạnh việc tạo đường mới trong gan.
Hormon tăng trưởng

    Somatropin

Có tác dụng hạ đường huyết nhờ tác dụng kháng insulin
Estrogen

    Ethinylestradiol

    Estrogen liên hợp

Kháng lại tác dụng của insulin trong các mô ngoại vi.
Thuốc uống tránh thai Kháng lại tác dụng của insulin trong các mô ngoại vi.
Axit nicotinic Gây rối loạn khả năng dung nạp đường để giảm độ nhạy insulin ở ngoại vi.
Glycerin đặc Khi được chuyển hóa thành đường, lượng đường trong máu tăng lên.
Isoniazid Gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate và làm tăng lượng đường trong máu.
Danazol Có tác dụng kháng insulin
Phenytoin Có tác dụng ức chế sự tiết insulin
Steroid đồng hóa

   Mestanolone

Có thể xảy ra các triệu chứng hạ đường huyết do tăng cường tác dụng hạ đường huyết [tham khảo mục “Tác dụng phụ”], hoặc các triệu chứng tăng đường huyết do suy giảm tác dụng hạ đường huyết [tham khảo mục “Những lưu ý cơ bản quan trọng”].

Khi sử dụng kết hợp, nên chỉ định dùng hợp lý trong khi quan sát cẩn thận lượng đường trong máu và tình trạng của bệnh nhân.

Cơ chế không rõ ràng
Thuốc tương tự somatostatin

    Octreotide acetate

    Lanreotide acetate

Sự cân bằng giữa các hormon có tác dụng điều tiết đối kháng giữa insulin, glucagon và hormone tăng trưởng có thể thay đổi.

4. Tác dụng phụ

Đã có báo cáo về 27 trường hợp xuất hiện tác dụng phụ (1,89 %) trong 1428 trường hợp tham gia đánh giá tính an toàn của thuốc Humulin R tại thời điểm công nhận, tác dụng phụ chủ yếu là tổn thương tại vị trí tiêm thuốc (13 trường hợp: 0,91%). Biến động bất thường trong các giá trị thử nghiệm lâm sàng đã được báo cáo là trong 6 trường hợp (0,42%) có 4 trường hợp (0,28%) AST (GOT) / ALT (GPT) tăng. Ngoài ra, các tác dụng phụ bao gồm những biến động bất thường trong các giá trị thử nghiệm lâm sàng ở 494 trường hợp (10,77%) trong số 4588 trường hợp (đối tượng đánh giá tính an toàn của thuốc trong cuộc khảo sát hiệu quả dùng thuốc) được báo cáo chủ yếu là rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng như hạ đường huyết (445 trường hợp: 9,70%).

a. Tác dụng phụ nghiêm trọng

+ Hạ đường huyết: hạ đường huyết (suy nhược, mệt mỏi, cảm giác đói cực độ, đổ mồ hôi lạnh, mặt xanh xao, tim đập nhanh, run, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, dị cảm, lo âu, phấn khích, căng thẳng, giảm tập trung, rối loạn thần kinh, co giật, rối loạn ý thức (dần mất ý thức, hôn mê) có thể xảy ra.

Ngoài ra, nếu tình trạng hạ đường huyết tiến triển dần dần, có thể xuất hiện rối loạn thần kinh, rối loạn ý thức,…Bên cạnh đó, trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh tiểu đường lâu dài, bệnh lý thần kinh tiểu đường, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đối kháng β hoặc liệu pháp insulin, các triệu chứng cơ năng ban đầu của hạ đường huyết (đổ mồ hôi lạnh, run,…) khác với bình thường. Hiện tượng hạ đường huyết hoặc hôn mê hạ đường huyết có thể xảy ra mà không có triệu chứng cơ năng.

Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL 4
Tình trạng hạ đường huyết tiến triển dần dần có thể gây rối loạn thần kinh (ảnh: Internet)

Trường hợp có các triệu chứng hạ đường huyết thông thường, bệnh nhân nên uống sucrose và trường hợp có các triệu chứng hạ đường huyết do dùng thuốc kết hợp với thuốc ức chế α-glucosidase, bệnh nhân cũng nên uống glucose.

Trường hợp bệnh nhân không thể uống được, chỉ định glucose tiêm tĩnh mạch hoặc glucagon tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Do tình trạng hạ đường huyết có thể tái phát sau khi phục hồi lâm sàng nên cần duy trì theo dõi tình trạng bệnh nhân.

+ Sốc phản vệ (<0,1%), chứng phù mạch (Không rõ tần suất): Sốc phản vệ (khó thở, huyết áp giảm, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, phát ban toàn thân,…) và chứng phù mạch có thể xuất hiện. Vì vậy nếu phát hiện bất thường, nên ngừng dùng thuốc và cần thực hiện các biện pháp thích hợp.

b. Các tác dụng phụ khác

Phân loại tác dụng phụ Không rõ tần suất <0.1~5% <0.1%
Sự quá mẫn cảm Dị ứng, mề đay, phát ban, ngứa
Hệ thần kinh Rối loạn thần kinh sau điều trị (chủ yếu là đau đớn)
Mắt Sự xuất hiện và chuyển biến xấu của bệnh võng mạc tiểu đường, tật khúc xạ
Vị trí tiêm Xung huyết da, cảm giác ngứa Đau, sưng, teo, loạn dưỡng mỡ (teo, tăng tích tụ mỡ dưới da)
Gan Bất thường về chức năng gan
Khác Phù nề

5. Chỉ định cho người lớn tuổi

Ở người cao tuổi, chức năng sinh lý thường bị giảm và tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra, vì vậy hãy lưu ý về liều lượng thuốc và có thể tiến hành kiểm tra định kỳ.

6. Chỉ định cho phụ nữ mang thai, sản phụ và phụ nữ đang cho con bú

Trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc sắp có thai nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì nhu cầu lượng insulin có xu hướng thay đổi trong thời gian mang thai, thời gian trước và sau khi sinh, thời gian cho con bú, do đó thai phụ nên lưu ý về liều lượng và khám định kỳ để điều chỉnh liều lượng phù hợp. Nhu cầu lượng insulin thường giảm trong giai đoạn đầu thai kỳ, và tăng ở giữa và cuối thai kỳ.

7. Chỉ định cho trẻ nhỏ

Nhu cầu lượng insulin sẽ thay đổi theo sự tăng trưởng và hoạt động của trẻ nhỏ, nên kiểm tra định kỳ và dùng liều lượng thích hợp.

Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL 5
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để điều chỉnh lượng sử dụng phù hợp (ảnh: Internet)

8. Quá liều

a. Dấu hiệu và triệu chứng

Hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng quá liều thuốc này liên quan đến ăn uống, sự tiêu hao năng lượng hoặc cả hai. Ngoài ra, tình trạng hạ đường huyết có thể tái phát sau khi phục hồi lâm sàng, vì vậy cần tiếp tục hấp thụ đường và theo dõi tình trạng bệnh nhân. [Tham khảo mục “tác dụng phụ”].

b. Xử lý

Thời gian xảy ra hạ đường huyết khác nhau tùy thuộc vào loại và lượng insulin sử dụng, vì vậy cần theo dõi quá trình đặc biệt trong thời gian hạ đường huyết dễ xảy ra để có biện pháp thích hợp. [Tham khảo mục “Tác dụng phụ”]

9. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

a. Khi chuẩn bị dùng thuốc

Thuốc này là insulin loại tác dụng nhanh không chứa dung dịch đệm. Thuốc có thể được tiêm lẫn với một chế phẩm human insulin có chứa dung dịch đệm phosphate. Khi kết hợp, chú ý đến các đơn vị chứa insulin trên mỗi mL của mỗi chế phẩm và tiêm dưới da ngay sau khi kết hợp. Khi kết hợp các chế phẩm insulin khác nhau, cần đặc biệt chú ý đến từng loại.

b. Vị trí dùng thuốc

Việc tiêm dưới da được thực hiện trên bụng, đùi, bắp tay, mông. Tốc độ hấp thụ thuốc thay đổi tùy thuộc vào vị trí tiêm và thời gian xuất hiện tác dụng cũng khác nhau, nên cần chú ý quyết định vị trí tiêm và thay đổi vị trí tiêm mỗi lần. Nên tiêm cách chỗ tiêm trước 2~3 cm.

Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL 6
Nên thay đổi vị trí tiêm thuốc để tránh phần da vị trí tiêm bị ảnh hưởng (ảnh: Internet)

c. Bảo quản

+ Không để đông lạnh thuốc và bảo quản nơi thoáng mát với nhiệt độ 2~8°C.

+ Sử dụng trong vòng 28 ngày kể từ ngày bắt đầu dùng thuốc.

10. Những lưu ý khác

+ Có báo cáo rằng tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra khi dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin trong khi dùng insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết.

+ Khi sử dụng thuốc này kết hợp với pioglitazone, tình trạng phù nề thường xảy ra. Khi sử dụng kết hợp, dùng liều hợp lý và chú ý quan sát các dấu hiệu phù nề và suy tim.

Trên đây là tất cả các thông tin cụ thể về thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL – loại thuốc tiêm Insulin điều trị bệnh tiểu đường quen thuộc tại Việt Nam. Bạn đọc cần đọc kỹ để hiểu rõ về loại thuốc tiêm này.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Những người mắc bệnh tiểu đường nên đi khám nhãn khoa mỗi năm một...
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Phần lớn bệnh nhân thường có suy nghĩ bi quan rằng liệu pháp insulin...
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân và béo phì là một...
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Nhồi máu não và nhồi máu cơ tim là những bệnh nguy hiểm thường...
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Theo báo cáo mới nhất, có rất nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm...
Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
Khi được tư vấn trị liệu insulin, một số người bệnh tiểu đường loại...
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường