Chế độ ăn uống và tập luyện điều trị tiểu đường có tốt hơn dùng thuốc?
Danh mục nội dung
Mọi bệnh nhân tiểu đường đều có “lượng đường trong máu cao“
Một nghiên cứu của Đại học Glasgow ở Anh đã chỉ ra rằng việc bệnh nhân tiếp tục chương trình cải thiện cuộc sống tập trung vào chế độ ăn uống và chế độ tập luyện trong 16 tuần mang lại hiệu quả cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm lượng thuốc điều trị sử dụng. Bệnh nhân đang điều trị tiêm insulin đôi khi đã có thể không phụ thuộc vào insulin.
NHS (National Health Service) là một doanh nghiệp dịch vụ y tế của nhà nước ở Anh. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã khảo sát và theo dõi 1.537 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tham gia chương trình cải thiện cuộc sống do NHS thực hiện, sau đó tiến hành so sánh với 1.934 bệnh nhân không tham gia chương trình này và đang được điều trị tiểu đường bình thường.
Chương trình cải thiện cuộc sống của NHS tập trung vào chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và kết hợp với liệu pháp nhận thức hành vi để định lượng kết quả để có thể nhìn thấy bằng cách xem kết quả điều trị và phản ánh nó bằng hành động.
Chương trình cải thiện cuộc sống của NHS bắt đầu từ năm 2005 với 4 lần tổ chức các lớp học kiến thức về bệnh tiểu đường trong 90 phút, những người tham gia được khuyến khích kiểm soát việc ăn uống với 1.900 kcal mỗi ngày đối với nam giới, 1.400 kcal mỗi ngày đối với phụ nữ, tập luyện các bài tập như đi bộ trên 5 lần mỗi tuần, mỗi lần tập luyện trong 20~ 60 phút.
Kết quả là, khoảng 808 người đã có thể kiên trì tiếp tục theo chương trình này trong 16 tuần. Ở những bệnh nhân tham gia chương trình đến cuối cùng, HbA1c giảm trung bình 0,4% và cân nặng cơ thể giảm 5kg so với những người không tham gia đến cuối chương trình.
Thành công trong việc không phụ thuộc vào điều trị bằng insulin
Cuộc khảo sát được thực hiện cho đến năm 2014. Những bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì điều trị bằng chế độ ăn uống và tập luyện ngay cả sau khi chương trình kết thúc đã có thể giảm số lượng và loại thuốc điều trị chủ yếu dùng, và số bệnh nhân phải điều trị bằng insulin cũng giảm một nửa.
Ngoài ra, một nửa số bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp insulin có thể ngừng lại hoặc giảm liều lượng insulin.
Ngược lại, hầu hết các bệnh nhân không tham gia chương trình đều phải tăng thuốc điều trị tiểu đường trong 3 năm vì kiểm soát đường huyết kém.
Ian Armstrong (71 tuổi) sống ở East Renfrewshire, Scotland là bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đang phải duy trì điều trị bằng insulin, tuy nhiên sau khi tham gia chương trình này, ông vẫn tiếp tục thực hiện chế độ ăn uống và chế độ tập luyện đều đặn, kết quả là, sau một năm cân nặng của ông đã giảm 8kg. Sau đó, ông vẫn duy trì kiểm soát đường huyết tốt trong ba năm và cuối cùng đã thành công trong việc không phụ thuộc vào liệu pháp insulin.
Bài viết hữu ích liên quan:
Những nguy cơ trong “Chế độ ăn kiêng yoyo”
Jennifer Lowe, trưởng phòng nghiên cứu tại Đại học Glasgow cho biết: “Chương trình cải thiện cuộc sống của NHS có hiệu quả để cải thiện kiểm soát đường huyết và kiểm soát cân nặng hợp lý. Những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và cả những bệnh nhân có yếu tố di truyền của bệnh béo phì, nếu tiếp tục kiên trì tham gia chương trình này đều có thể duy trì kiểm soát đường huyết tốt”.
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, “Chế độ ăn kiêng yoyo” có nguy cơ làm cân nặng dao động mạnh trong một thời gian ngắn. Nếu bệnh nhân bị lặp lại tình trạng giảm cân nhanh trong thời gian ngắn rồi lại khôi phục cân nặng ban đầu thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Điều quan trọng là phải giảm cân một cách hợp lý. Trong chương trình NHS, mục tiêu giảm cân là khoảng 0.5 đến 1kg mỗi tháng để làm cho sự khôi phục cân nặng ít có khả năng xảy ra. Tiêu chuẩn cơ sở là có thể giảm 1.5~3 kg trong 3 tháng và 5 kg trong 1 năm.
Ông Lowe nói rằng “Dù khi bệnh nhân đã giảm cân nhưng đôi khi cân nặng cũng có thể khôi phục lại như ban đầu. Chương trình do NHS phát triển nhằm mục đích hỗ trợ thay đổi hành vi của bệnh nhân trong một thời gian dài và mọi người đều có thể thực hiện mà không tốn kém”.
“Tuy nhiên, chương trình này chưa được phổ biến với các bác sĩ lâm sàng và nhân viên y tế có chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường. Sự gia tăng nhanh chóng của bệnh tiểu đường cũng đang là một vấn đề xã hội lớn ở Anh, do đó đòi hỏi cần có các biện pháp hiệu quả”.
Bạn đang xem bài viết: Chế độ ăn uống và tập luyện điều trị tiểu đường có tốt hơn dùng thuốc? tại Chuyên mục Ăn uống và vận động
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)