Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Theo Hội nghiên cứu nội tiết, cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn và tối ưu hóa việc kiểm soát đường huyết cần phải có những biện pháp và kế hoạch cụ thể ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

1. Tăng đường huyết sau ăn là một “triệu chứng sớm” của bệnh tiểu đường

Tăng đường huyết sau khi ăn là khi tình trạng nồng độ đường trong máu tăng lên sau bữa ăn và khó giảm xuống, nồng độ glucose trong máu sẽ dao động liên tục trong 1 ngày. Thông thường, ngay cả sau bữa ăn, lượng đường trong máu hiếm khi vượt quá 140 mg/dL, insulin sẽ được tiết ra nhiều hơn và sau đó trở về giá trị trước bữa ăn trong vòng 2 – 3 giờ.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể kém bài tiết insulin sau bữa ăn hoặc bài tiết muộn, mức đường huyết sau bữa ăn sẽ không giảm ngay lập tức mà liên tục giữ ở mức cao. Đối với bệnh nhân Nhật Bản mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, lượng đường trong máu sau ăn tăng rất nhiều so với người khỏe mạnh ở giai đoạn trước hoặc sau khi mắc bệnh tiểu đường, thông thường sẽ không giảm xuống ngay. Ở những người mắc bệnh tiểu đường đã lâu, lượng đường trong máu sau bữa ăn thậm chí còn tăng cao hơn và thường cao nhất là trước bữa sáng.

Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường 1

Hội nghiên cứu về Nội tiết đã tập hợp một nhóm chuyên gia về bệnh tiểu đường và điều tra làm thế nào để giải quyết các vấn đề tăng đường huyết sau ăn bằng việc thay đổi lối sống, công nghệ tiến bộ và điều trị bằng thuốc.

Tuy đã có nhiều báo cáo nghiên cứu về mức đường huyết tăng lên sau ăn, nhưng vẫn cần những nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn. Thông tin chi tiết đã được công bố trên tạp chí “Journal of the Endocrine Society”.

2. Tăng đường huyết sau ăn sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Tăng đường huyết tạo ra các mảng xơ vữa động mạch (lão hóa mạch máu), làm cho các mạch máu trở nên cứng hơn hoặc hẹp hơn. Đặc biệt, tăng đường huyết sau khi ăn có xu hướng thúc đẩy quá trình xơ cứng động mạch. Xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Có nhiều báo cáo chỉ ra nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người mắc bệnh tiểu đường cao hơn rất nhiều so với người không mắc bệnh tiểu đường.

Để ngăn ngừa và cải thiện các biến chứng tiểu đường như bệnh thần kinh, bệnh võng mạc và bệnh thận, chúng ta cần phải cải thiện mức đường huyết lúc bụng đói và chỉ số HbA1c (chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình trong 1~2 tháng gần nhất).

Để ngăn chặn bệnh lý mạch máu như nhồi máu cơ tim và đột quỵ, cần phải cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Biện pháp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường là kiểm soát đường huyết để chỉ số HbA1c dưới 7,0% và mức đường huyết tương ứng là dưới 130 mg/dL lúc đói và dưới 180 mg/dL trong 2 giờ sau bữa ăn.

Được biết, nguy cơ xơ vỡ động mạch sẽ tăng từ giai đoạn sắp bị bệnh tiểu đường, trong đó chỉ có mức đường huyết sau ăn là cao.

3. Cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn 

Nhiều người vẫn chủ quan cho dù có gặp các triệu chứng do tăng đường huyết sau khi ăn như di chuyển chậm chạp và thấy cơ thể khó chịu.

Với sự xuất hiện của các loại thuốc mới tiến bộ hơn nhiều các liệu pháp bơm insulin hay CGM như insulin tác dụng cực nhanh, thuốc ức chế DPP-4 và chất đồng vận thụ thể GLP-1 đã mở ra con đường mới trong việc cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Ông John Leehee, Đại học Y khoa Vermont cho biết: “Chúng ta nên đặt ra một mục tiêu và chiến lược cụ thể để bệnh nhân tiểu đường có thể hưởng được nhiều lợi ích hơn từ những tiến bộ trong điều trị”.

Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường 2

Nghiên cứu cho thấy rằng khi gặp khó khăn trong việc kiểm soát tốt mức đường huyết sau ăn, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy lo lắng và có cảm giác thất bại. Điều này có thể có tác động tiêu cực đến việc tự quản lý bệnh tiểu đường.

Hiện nay, các nhân viên y tế và bệnh nhân tiểu đường có thể thực hiện các phương pháp mới để giải quyết vấn đề tăng đường huyết sau ăn dễ dàng hơn. Các tiến bộ trong y học đã cung cấp cho chúng ta những phương pháp mới hơn và tốt hơn như insulin tác dụng siêu nhanh, hệ thống CGM…

4. CGM sẽ cho chúng ta thấy sự thay đổi mức đường huyết trong 24 giờ

Trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, người ta sử dụng các loại thuốc mới như thuốc ức chế DPP-4 và chất đồng vận thụ thể GLP-1.

Thuốc ức chế DPP-4 là một loại thuốc uống thúc đẩy sự bài tiết insulin sau ăn theo mức đường huyết và chủ yếu cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Khi sử dụng riêng lẻ, nguy cơ hạ đường huyết là rất thấp. Thuốc được đưa vào sử dụng từ năm 2015 và chỉ dùng 1 lần mỗi tuần nên vô cùng tiện lợi.

Chất đồng vận thụ thể GLP-1 là một loại thuốc tiêm, có tác dụng thúc đẩy bài tiết insulin sau bữa ăn theo mức đường huyết, đồng thời ức chế sự tiết glucagon – chất làm tăng đường huyết, giúp cải thiện đường huyết tăng lúc đói và sau khi ăn. Khi sử dụng riêng lẻ, nguy cơ hạ đường huyết cũng rất thấp.

Ngoài ra, còn có các chất ức chế α-glucosidase có tác dụng trì hoãn sự hấp thụ glucose và cải thiện đường huyết sau ăn. Các chất tiết insulin tác dụng nhanh (thuốc glinide) có tác dụng làm tăng tốc độ bài tiết insulin và ức chế sự gia tăng glucose trong máu sau bữa ăn.

Bạn có thể biết được sự dao động của mức đường huyết ở một mức độ nào đó bằng cách tự đo đường huyết của mình và đo mức đường huyết nhiều lần trong ngày. Cụ thể, lấy một lượng máu nhỏ từ đầu ngón tay và tiến hành kiểm tra bằng máy đo đường huyết. Những người được điều trị bằng insulin cũng tự đo đường huyết hàng ngày.

Gần đây đã xuất hiện Công nghệ giám sát liên tục glucose cho bệnh nhân tiểu đường (CGM) – một công nghệ mới tự động ghi lại mức đường huyết trong 24 giờ. Trên thân máy có gắn một bộ cảm biến và có một thiết bị để đọc dữ liệu đo được.

Bằng việc kiểm tra những thay đổi về mức đường huyết trong 24 giờ với CGM, bệnh nhân đái tháo đường sẽ nắm được rõ sự thay đổi liên tục của mức đường huyết. Người bệnh có thể quan sát được sự dao động tăng giảm đường huyết mà từ trước đến nay bản thân không hề biết được và cũng có thể kiểm tra liệu bệnh nhân có hạ đường huyết trong khi ngủ hay không. Điều này thường rất khó biết được khi chỉ tự đo đường huyết thông thường.

4. Xây dựng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa đường huyết tăng sau ăn

Mục tiêu lý tưởng của việc kiểm soát đường huyết là đường huyết không tăng hoặc hạ đường huyết trong suốt cả ngày, cải thiện được tăng đường huyết lúc đói và sau bữa ăn, từ đó bình thường hóa mức HbA1c.

Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường 3

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thay đổi nhỏ trong lối sống có thể ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Tinh bột là chất chủ yếu làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy nếu ăn rau và thực phẩm có chứa protein như thịt và cá trước khi ăn tinh bột sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ cho việc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, đi bộ hơn 10 phút sau bữa ăn cũng có thể ngăn chặn sự gia tăng glucose trong máu sau bữa ăn.

Các nghiên cứu sử dụng CGM ngày càng tăng lên và thu thập được rất nhiều dữ liệu thực tế. Phần lớn các nghiên cứu này đều đang tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố như thuốc men, chế độ ăn uống, tập thể dục,… đến mức đường huyết sau ăn.

Để cải thiện các biến chứng tiểu đường, cần phải cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Và để đạt được điều đó, cần phải nghiên cứu và xây dựng các chiến lược thực tế thật hiệu quả và thiết thực. .

Bạn đang xem bài viết: “Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà trong đó số lượng và hoạt...
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? Liệu buồn ngủ sau...
Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm
Huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh tiến...
Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường gây nguy cơ tử vong cao
70% bệnh nhân tử vong vì biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường....
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Những người mắc bệnh tiểu đường nên đi khám nhãn khoa mỗi năm một...
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Nhồi máu não và nhồi máu cơ tim là những bệnh nguy hiểm thường...
Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp?
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm
Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường gây nguy cơ tử vong cao
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường