Bệnh nhân tiểu đường uống sữa có đường được không? Người tiểu đường uống sữa gì?

Cỡ chữ:
A A
Sữa là thành phần chính của nhiều chế độ ăn kiêng khoa học, nhưng carbohydrate trong sữa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và là mối lo ngại cho những người mắc bệnh tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường có uống sữa được không? Người tiểu đường uống sữa gì?

Carbohydrate tồn tại dưới dạng lactose trong sữa, đây là một loại đường tự nhiên cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một khẩu phần sữa 250ml chứa 12g carbohydrate là lượng carbohydrate bệnh nhân nên chú ý.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên bệnh nhân nên cân nhắc hàm lượng carbohydrate trong bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu của mình. Bệnh nhân kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn có thể giúp xác định loại thực phẩm nào và nên ăn với số lượng bao nhiêu, ảnh hưởng tới lượng đường trong máu như thế nào.

Bệnh nhân tiểu đường được khuyên nên uống 1 hoặc 2 khẩu phần sữa mỗi ngày, cung cấp 15 – 30g carbohydrate. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể thay đổi lượng sữa này.

Sữa bò bổ sung canxi vào chế độ ăn uống nhưng có tác động tới lượng đường trong máu, chính vì vậy người mắc bệnh tiểu đường phải cân nhắc lựa chọn thay thế bằng loại sữa khác. Bài viết sẽ đi sâu tìm hiểu người tiểu đường uống sữa gì là tốt nhất.

1. Uống sữa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa uống sữa và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 :

Một nghiên cứu năm 2011 được xuất bản trên Journal of Nutrition đã theo dõi 82.000 phụ nữ mãn kinh không mắc bệnh tiểu đường trong suốt 8 năm và tính toán lượng hấp thụ sản phẩm sữa của những người tham gia, bao gồm sữa và sữa chua. Họ đưa ra kết luận như sau:

Một chế độ ăn hấp thụ nhiều sản phẩm từ sữa ít béo có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn ở phụ nữ mãn kinh, đặc biệt là những người béo phì

Một nghiên cứu khác từ năm 2011 được công bố trên American Journal of Clinical Nutrition đã theo dõi mối quan hệ giữa việc hấp thụ sữa trong thời niên thiếu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng hấp thu nhiều sản phẩm sữa trong thời niên thiếu có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đồng thời cũng chỉ ra rằng thanh thiếu niên hấp thu lượng sữa cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp có các lối sống khác như: ít tiêu thụ đồ uống chứa đường, các loại thịt đỏ và thịt chế biến hay thường xuyên ăn loại thực phẩm có chất béo chuyển hóa thấp, tải lượng đường huyết thấp hơn. Vì thế, nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu thấp hơn là do tác động nào thì cần có nhiều nghiên cứu hơn.

Một cuộc khảo sát  ở Thụy Điển năm 2014, cho thấy việc hấp thụ một lượng lớn các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, bao gồm bơ, sữa chua, sữa, kem và phô mai, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn.

Thông qua việc kiểm tra tác động của các chất béo bão hòa khác nhau, họ đưa ra kết luận rằng chế độ ăn giàu các loại chất béo bão hòa có trong sữa có tác dụng bảo vệ phòng bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có nhiều cân nhắc khi chọn một loại sữa, tuy nhiên họ nên tập trung nhiều hơn vào việc kiểm soát lượng carbohydrate hơn là lượng chất béo.

Như vậy, những nghiên cứu này đều đưa ra quan điểm rằng không phải tất cả các chất béo đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, kể cả những chất có trong sữa.

Bệnh nhân tiểu đường uống sữa có đường được không? Người tiểu đường uống sữa gì?
Bệnh nhân tiểu đường uống sữa có đường được không? Người tiểu đường uống sữa gì?

2. Người bệnh tiểu đường có uống sữa được không?

“Bệnh tiểu đường uống sữa được không?” hay “Người bệnh tiểu đường uống sữa có đường được không?” còn phụ thuộc vào từng cá nhân và dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

– Mức độ hoạt động

– Lượng calo tổng thể hấp thu

– Phân phối lượng chất béo giữa chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa

– Lượng đồ uống khác

– Kết quả theo dõi đường huyết

Nhìn chung, người bệnh tiểu đường có thể uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày, bệnh nhân nên có xu hướng ăn nhiều sữa chua không đường hơn sữa nguyên chất, do sữa chua lên men được nghiên cứu kỹ và có tải đường huyết thấp hơn.

Tuy nhiên, thay vì uống một loại nước soda, nước ép trái cây hoặc đồ uống ngọt khác, bệnh nhân nên uống một ly sữa.

Bệnh nhân tiểu đường uống sữa có đường được không? Người tiểu đường uống sữa gì? 1
Các yếu tố cần xét tới khi người tiểu đường uống sữa

3. Người tiểu đường uống sữa gì thì tốt?

Các loại sữa được khuyến nghị cho bệnh tiểu đường sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu carbohydrate của từng bệnh nhân.

Người bệnh tiểu đường uống sữa gì phụ thuộc vào sự yêu thích của từng người, phần còn lại phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lượng carbohydrate tổng thể hàng ngày. Ví dụ, nếu một người bệnh có mục tiêu giảm lượng ăn carbohydrate càng nhiều càng tốt, sữa hạnh nhân và sữa hạt lanh gần như không chứa carbohydrate là sự lựa chọn tuyệt vời.

Tất cả sữa bò đều có chứa carbohydrate và điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường là tính toán lượng sữa sao cho phù hợp. Người bệnh tiểu đường uống sữa tươi không đường cũng là một lựa chọn tốt cho người tiểu đường, nhưng cần chú ý tới thành phần của từng sản phẩm có trên nhãn hàng. Sữa tách béo có thể là một lựa chọn ít chất béo, ít calo hơn cho những người không dung nạp lactose và thích uống sữa bò.

Thực phẩm và đồ uống ít chất béo như sữa tách béo có thể dẫn đến lượng đường trong máu của bệnh nhân cao hơn do hấp thụ nhanh hơn. Do đó, người bệnh cần theo dõi lượng glucose để xác định xem loại sữa nào là tốt nhất đối với mình.

Bệnh nhân tiểu đường uống sữa có đường được không? Người tiểu đường uống sữa gì? 3
Ngoài thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau, bao gồm các loại sữa bò, đậu nành, hạt lanh, sữa gạo và sữa hạnh nhân…

Dưới đây là gợi ý về các loại sữa giải đáp câu hỏi: Người bị tiểu đường uống sữa gì? Với một vài thông tin dinh dưỡng về từng loại sữa:

Sữa nguyên chất Sữa tách béo Sữa hạnh nhân (không đường) Sữa đậu nành (không đường) Sữa hạt lanh (không đường, không thêm protein) Sữa gạo (không đường)
Lượng calo 149 91 39 79 24 113
Chất béo 8g 0.61g 2.88g 4.01g 2.50g 2.33g
Carbohydrate 12g 12g 1.52g 4.01g 1.02g 22g
Chất xơ 0g 0g 0.5-1g 1g 0 g 0.7g
Protein 8g 9g 1.55g 7g 0 g 0.67g
Canxi
276mg 316mg 516mg 300mg 300mg 283mg

Mặc dù đây chỉ là một vài gợi ý trong nhiều lựa chọn sữa cho người mắc bệnh tiểu đường, nhưng thành phần dinh dưỡng cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các loại sữa khác nhau. Điều quan trọng người bệnh cần lưu ý chọn những loại sữa không đường, nếu những loại sữa này có chứa đường bổ sung, chúng cũng chứa nhiều carbohydrate. Mọi người có thể uống một ly sữa mỗi ngày hơn là uống những đồ uống có hại tới sức khỏe bệnh nhân tiểu đường như nước soda, nước ép trái cây hoặc đồ uống ngọt khác… Còn việc tiểu đường uống sữa gì thì phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh đó để lựa chọn loại sữa phù hợp.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường uống sữa có đường được không? Người tiểu đường uống sữa gì?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Một cuộc khảo sát quy mô lớn với khoảng 8.000 người đã tiết lộ...
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Khi mùa hè đến, sự quan tâm của mọi người đến các ảnh hưởng...
Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Uống quá nhiều các loại nước ngọt có hàm lượng calo cao như cola,...
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Hầu hết bệnh nhân đều rất lo lắng khi không biết thời gian biến...
Vitamin B2
Danh mục nội dungVitamin B2 là gì?Vitamin B2 có hiệu quả gì?Những loại thực...
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Đại học Yale của Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu về...
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Vitamin B2
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường